Sức mạnh quân sự Trung Quốc sẽ tới mức nào trong thập kỷ tới?

mesu mesu @mesu

Sức mạnh quân sự Trung Quốc sẽ tới mức nào trong thập kỷ tới?

Trong vòng một thập kỷ tới, sức mạnh quân sự Trung Quốc sẽ phát triển đến mức nào là câu hỏi quan trọng không chỉ với các quốc gia châu Á mà còn trên toàn thế giới.

03/07/2015 01:37 PM
260

Bài phân tích của tác giả Robert Farley, trợ lý giáo sư lĩnh vực Ngoại giao và Thương mại Quốc tế tại trường Đại học Kentucky, Mỹ đăng trên tạp chí National Interest đã góp phần đưa ra một góc nhìn định hướng về sự phát triển quân sự Trung Quốc trong vòng một thập kỷ tới.

Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã trải qua sự thay đổi vượt bậc trong vòng 15 năm qua. Học thuyết quân sự, các trang thiết bị chiến đấu, huấn luyện và định hướng chiến lược đã đưa hải,lục,không quân của TQ thay đổi hoàn toàn so với những năm 1990.

   - Ảnh 1

Sau Chiến tranh Lạnh, đa phần quân đội Trung Quốc vẫn sử dụng các thiết bị quân sự lỗi thời và tập trung vào khai thác kinh tế hơn là sẵn sàng cho chiến đấu, cũng như đề phòng các mối đe dọa từ phương bắc hơn là phía đông.

Giống như bước nhảy vọt trong vòng một thập kỷ qua, quãng thời gian 10 năm tới sẽ là câu hỏi cho sự phát triển quân sự của Trung Quốc.

Kinh nghiệm tác chiến

Một trong những yếu tố khiến cho quân đội Trung Quốc vẫn xếp sau Mỹ là kinh nghiệm tác chiến. Với vai trò trong “cuộc chiến chống khủng bố”, quân đội Mỹ đã thu được những kinh nghiệm thực chiến quý giá.

Mặc dù đây không phải là những điểm nóng quân sự quy mô lớn, khả năng triển khai chiến thuật, luyện tập dưới làn đạn thật giúp quân đội Mỹ hiểu rõ cách thức làm việc cùng nhau.

Quân đội Trung Quốc lại thiếu đi những kinh nghiệm này và đang cố gắng cải thiện thông qua việc nâng cao các chương trình huấn luyện thực tế cũng như các hoạt động triển khai trên biển, đất liền và trên không ở nước ngoài.

Lực lượng hợp thành

Trong mọi cuộc chiến, lực lượng Mỹ luôn song hành và phát triển cùng nhau để từ đó thiết lập các quy ước và kỹ năng liên lạc nhằm thực hiện các nhiệm vụ tác chiến một cách hiệu quả. Trong thời bình, lực lượng vũ trang Mỹ tập trung vào việc nâng cấp vũ khí cũng như các bài tập huấn luyện chung.

   - Ảnh 2

Tàu sân bay Liêu Ninh đầu tiên của Trung Quốc.

Trong khi đó, quân đội Trung Quốc đã thiết lập hệ thống “chống xâm nhập” nhằm ngăn cản Mỹ tiếp cận khu vực duyên hải Trung Quốc. Hệ thống này chỉ có thể hoạt động hiệu quả nếu như lực lượng Trung Quốc có thể tác chiến cùng nhau.

Hiện tại Lục quân,Pháo binh số hai, Không quân và Hải quân Trung Quốc đều chưa phối hợp tác chiến hiệu quả. Chiến tranh biên giới Việt-Trung là một minh chứng rõ ràng nhất cho lập luận này. Các nhà lãnh đạo quân sự Trung Quốc ngày nay đã nhận ra sự khác biệt và đặt ra mục tiêu cho tầm nhìn chung trong chiến tranh.

Giảm bớt sự phụ thuộc vào nước ngoài

Mặc dù ngành công nghiệp quốc phòng Trung Quốc đã có những bước nhảy vọt trong một thập kỷ qua, Bắc Kinh vẫn phụ thuộc lớn vào công nghệ và nhà cung cấp Nga.

Vũ khí Trung Quốc cần các phụ tùng thay thế của Nga cũng như ngành công nghiệp Trung Quốc yêu cầu cố vấn từ Moscow. Trung Quốc hiện đang đàm phán với Nga trong thương vụ mua các chiến đấu cơ Su-35.

Trong tương lai, Trung Quốc rõ ràng muốn giảm bớt sự phụ thuộc vào nước ngoài. Ngành công nghiệp quốc phòng Trung Quốc đang được cải thiện hướng đến việc chấm dứt phụ thuộc vào công nghệ vũ khí của Nga.

Trung tâm xuất khẩu vũ khí thế giới

Vấn đề lớn nhất trong cán cân quân sự so với Mỹ là việc Trung Quốc không có nhiều đồng minh. Những quốc gia như Pakistan hay Triều Tiên đều dựa nhiều vào quốc phòng và công nghệ của Trung Quốc.

   - Ảnh 3

Chiến đấu cơ JF-17 Trung Quốc bán cho Pakistan.

Trong khi Trung Quốc chưa tập trung cải thiện vấn đề này, Bắc Kinh muốn trở thành quốc gia hàng đầu xong lĩnh vực xuất khẩu vũ khí, vượt qua Nga ở một số khía cạnh công nghệ.

Những tàu chiến cỡ nhỏ, xe bọc thép, chiến đấu cơ và tàu ngầm Trung Quốc đã đạt được những bản hợp đồng mang tính đột phá trên thị trường xuất khẩu vũ khí quốc tế.

Việc bán tàu ngầm cho Thái Lan hay chiến đấu cơ JF-17 cho Argentina giúp Trung Quốc thực hiện kế hoạch dài hạn trong nhu cầu bảo trì, nâng cấp và huấn luyện.

Giống như Mỹ, Nga hay Pháp, Trung Quốc có thể tận dụng các mối quan hệ này cho mục đích chính trị cũng như lợi nhuận kinh tế.

Trung Quốc hiện tập trung phát triển các vũ khí tấn công tầm xa nhằm củng cố chiến lược “chống xâm nhập” được mở rộng ở Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

Trong tương lai, các sĩ quan quân đội Trung Quốc sẽ được huấn luyện để chống lại những vũ khí hiện đại nhất với khả năng cân bằng cán quân sự thế giới.

Trong khi Mỹ luôn muốn duy trì vị thế độc tôn về công nghệ quân sự, Bắc Kinh chắc chắn sẽ thay đổi và tìm cách thích nghi.

Điều này vượt qua quan hệ Mỹ-Trung và sẽ ảnh hưởng cách tiếp cận của Bắc Kinh với Nga, Nhật Bản, Ấn Độ và các nước Đông Nam Á.

Đăng Nguyễn

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý