Tăng lương 2015: Trả nợ xong hãy tính!

baybykiu baybykiu @baybykiu

Tăng lương 2015: Trả nợ xong hãy tính!

Chính phủ khẳng định, năm 2015, không bố trí được nguồn cho tăng lương. Số vượt thu sẽ được dùng để trả nợ.

23/10/2014 09:08 AM
3,074

Tạm dừng tăng lương để bố trí nguồn cho trả nợ?

Thông tin trên báo VOV, Chính phủ cho biết, thu ngân sách nhà nước 9 tháng tăng 17,2% so với cùng kỳ. Ước thu cả năm vượt 10,6% dự toán. Tuy nhiên, Chính phủ cũng khẳng định, năm 2015, không bố trí được nguồn cho tăng lương. Số vượt thu sẽ được dùng để trả nợ.

Theo lộ trình tăng lương, cải cách tiền lương thì năm nay phải tăng lương. Nhưng cân đối ngân sách Nhà nước năm 2015 hết sức khó khăn. Thu của chúng ta với tốc độ tăng tương đối cao mới đạt 911.000 tỷ (số tròn); chi ngân sách Nhà nước tăng hơn 1.100 tỷ, bội chi ngân sách đã lên tới 226.000 tỷ đồng. Dù với mức bội chi này mới đáp ứng được 30% nhu cầu. Trong đó, chi thường xuyên để thực hiện chế độ, chính sách ban hành như hỗ trợ nhà ở với người có công cũng phải giãn lại làm từng bước.

Việc tạm dừng tăng lương để bố trí nguồn cho trả nợ, theo quan điểm của Đại biểu Cao Sỹ Kiêm là đúng. Vì nợ chúng ta đã cam kết quốc tế rồi. Nếu vay không trả thì sẽ bị phạt, chuyển thành nợ quá hạn lại mất thêm tiền phí nữa. Kéo theo chuyện mất lòng tin, mất tín nhiệm, bị cô lập, phong tỏa còn thiệt hại hơn nhiều việc phải dừng chi cái khác.

Giãn lộ trình tăng lương, theo ông Bùi Đức Thụ, cũng có những lý do hợp lý. Bởi trong những năm qua, tốc độ tăng lương cao hơn tăng năng suất lao động xã hội. Tiền lương ấy đúng với số lượng, chất lượng cống hiến của người lao động. “Quan trọng hơn là điều kiện thực hiện tăng lương năm 2015 là chưa có, do mất cân đối ngân sách Nhà nước”- ông Bùi Đức Thụ nói.

Trong điều kiện kinh tế phát triển không thuận lợi, thu ngân sách nhà nước có nhiều khó khăn nhưng vẫn phải giảm thu để hỗ trợ doanh nghiệp. Và phải tập trung nguồn vốn ngân sách và huy động trái phiếu Chính phủ cho đầu tư phát triển, xây dựng kết cấu hạ tầng. Đồng thời, còn phải dành phần lớn để thực hiện các chính sách xã hội và tiền lương.

Mặt khác, cơ cấu vay ưu đãi nước ngoài có xu hướng giảm qua các năm do Việt Nam đã bước vào nhóm nước có thu nhập trung bình nên tỷ trọng vay trong nước tăng lên và việc huy động trái phiếu Chính phủ chủ yếu là dưới 5 năm dẫn đến nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ trong ngắn hạn tăng lên. Trong bối cảnh đó, chúng ta vẫn bảo đảm trả nợ đầy đủ, không để phát sinh nợ quá hạn.

Dự kiến năm 2014 tỷ lệ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với tổng thu ngân sách khoảng 14,2% (theo quy định của Chiến lược nợ công là không quá 25%) nhưng nếu tính cả vay để đảo nợ và trả nợ vay về cho vay lại thì khoảng 26,2%.

 - Ảnh 1

Chính phủ khẳng định, năm 2015, không bố trí được nguồn cho tăng lương. Số vượt thu sẽ được dùng để trả nợ.

Cần tăng lương để đảm bảo cuộc sống của người dân

Một số đại biểu Quốc hội đề nghị cần bố trí kinh phí để tăng lương tối thiểu theo lộ trình để bảo đảm đời sống cho một bộ phận người nghỉ hưu và CBCC có thu nhập thấp.

Đại diện cho quan điểm này, Đại biểu Trần Văn Minh (đoàn Quảng Ninh) cho rằng: “Theo tôi nên xem xét tăng lương tối thiểu với giá trị và tỷ lệ thích hợp. Vì tiền lương của người làm công ăn lương chủ yếu để phục vụ sinh hoạt”.

Còn theo quan điểm của Đại biểu Cao Sỹ Kiêm (đoàn Thái Bình): “Chúng ta không bố trí được nguồn cho tăng lương nhưng dứt khoát phải có sự hỗ trợ, bù đắp cho một số đối tượng khó khăn, ví dụ các cụ về hưu lâu năm, lực lượng lao động trong những ngành khó khăn… Bởi đây là nhóm đối tượng rất yếu thế trong xã hội”.

Trong lúc này, những người làm công, ăn lương phải chia sẻ với Chính phủ. Thực tế, người làm công ăn lương đã có sự chia sẻ rồi vì lương 2 năm nay không tăng trong khi giá vẫn tăng. “Nói chung là người lao động đang bị chia sẻ với Chính phủ rồi vì năm ngoái đã không tăng lương, năm nay lại không tăng nữa” – ông Cao Sỹ Kiêm nói.

Cùng chung quan điểm nên điều chỉnh lương cho một số đối tượng, đại biểu Bùi Đức Thụ (đoàn Lai Châu) cho biết: Chúng tôi suy nghĩ đến hai hướng. Một là, đối tượng về hưu, nhất là các cụ nghỉ hưu đã lâu có mức lương rất thấp và chế độ hưởng phụ cấp ở một số ngành đặc thù. Với điều kiện như hiện nay, việc trượt giá, đời sống vật chất khó khăn thì nếu xét mức độ ưu tiên thì phải quan tâm đến đối tượng này.

Dạng thứ hai, để tăng cường chế độ trách nhiệm và nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy công quyền, đối với cán bộ công chức có thể không tăng lương nhưng có thể tính đến phụ cấp công vụ trực tiếp cho một số đối tượng và cũng phù hợp với thực tiễn. Nhưng chỗ này, với bối cảnh chung về cân đối ngân sách Nhà nước năm 2015 thì chúng tôi thấy cần thiết phải ưu tiên đi trước một chút nhưng thực hiện ngay trong năm 2015 thì cũng rất khó.

“Trong quá trình điều hành ngân sách Nhà nước năm 2015 nếu có những nguồn phát sinh và có những điều kiện tiền đề để xử lý được ngay trong năm 2015 thì tốt, không thì phải bắt đầu từ những năm sau” – ông Bùi Đức Thụ nói.

Thực tế những năm qua lạm phát tăng dẫn đến việc giảm thu nhập thực tế của công chức, viên chức và của toàn bộ những người hưởng lương.

Trong lúc này, để tháo gỡ khó khăn cho người lao động, có ý kiến cho rằng, một số địa phương cân đối được nguồn thì có quyền điều chỉnh phụ cấp cho một số đối tượng. Tuy nhiên, theo quan điểm của ông Bùi Đức Thụ, chính sách đối với con người phải hết sức thận trọng, cân nhắc. Nếu giao cho từng địa phương, “anh” nào khỏe có quyền tự quyết được thì vô hình chung phá vỡ chính sách và tạo thành bất bình đẳng. Cũng là cán bộ nhà nước, cũng trình độ như vậy, nhưng làm chỗ này được hưởng lương quá cao, nhất là với những thành phố lớn, còn với vùng sâu, vùng xa thì khó khăn thì đã có phụ cấp khu vực, phụ cấp thu hút rồi.

“Bây giờ nếu cho “anh” nào “khỏe” như Hà Nội, TP HCM có quyền chi cho người vượt lên thì tôi cho rằng phải xem xét tính hợp lý, nếu không nó sẽ phá vỡ chính sách chung, chính sách chi đối với con người, tạo thành bất bình đẳng trong xã hội” – ông Bùi Đức Thụ nói.

Còn các khoản trợ cấp đối với một số trường hợp để đảm bảo an sinh xã hội, ông Bùi Đức Thụ cho rằng có thể được, nhưng phải được quản lý chặt chẽ theo đúng đối tượng.

 - Ảnh 2

Một số đại biểu Quốc hội đề nghị cần bố trí kinh phí để tăng lương tối thiểu theo lộ trình để bảo đảm đời sống cho một bộ phận người nghỉ hưu và CBCC có thu nhập thấp.

Tăng lương phải là một trong những mục tiêu chi ưu tiên hàng đầu

Trao đổi trên VOV, ông Bùi Sỹ Lợi – Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội bày tỏ quan điểm: “Theo tôi, nếu chúng ta không ưu tiên tăng lương thì tác động đến nhiều mặt đời sống xã hội. Vì thế, đây phải là một trong những mục tiêu chi ưu tiên hàng đầu của Chính phủ. Tái cơ cấu nền kinh tế mà không tái cơ cấu nhân lực, không bù đắp đủ chi phí cho người lao động, không làm cho con người có đời sống bảo đảm để tái sản xuất sức lao động, nói cách khác là không có điều kiện tăng năng suất lao động, thì không thể làm được gì.

Mới đây, Tổ chức Lao động thế giới (ILO) đánh giá năng suất lao động của Việt Nam rất thấp. Muốn nâng cao chất lượng nguồn lực phải bao gồm cả số lượng và chất lượng. Theo đó, lao động phải đáp ứng được nhu cầu, phải có trình độ chuyên môn kỹ thuật. Muốn vậy, những yếu tố như sức khỏe, năng lực con người rất quan trọng. Vì thế, cải cách tiền lương là rất quan trọng.

Muốn tăng tiền lương thì phải cải cách bộ máy, giảm nhẹ biên chế, phân định rõ khu vực công chức nhà nước, bộ máy công quyền. Khu vực đơn vị công, đơn vị sự nghiệp nhanh chóng chuyển sang hình thức tự chủ tự chịu trách nhiệm, tự cân đối lấy tiền lương và hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Vậy nhóm cải cách tiền lương tập trung vào nhóm cán bộ công quyền, lực lượng vũ trang, còn các đơn vị sự nghiệp, hành chính phải theo tinh thần tự chủ, tự cải cách mà nâng lương.

Tiền lương được xác định là một trong những nhân tố làm tăng năng suất lao động, trong lúc đất nước ta năng suất lao động thấp, đầu tư cho tiền lương là đầu tư cho con người, đầu tư cho phát triển.

Nếu có điều kiện chúng ta xử lý ngân sách để nâng lương cho cán bộ công chức, cải thiện điều kiện đời sống làm sao cho tiền lương đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu của người lao động. Đời sống tốt thì năng suất lao động sẽ tăng lên, nhưng vấn đề quan trọng lớn thứ 2 là nó giải quyết vấn đề xã hội, hạn chế được vấn đề tham nhũng tiêu cực của một bộ phận cán bộ, khó khăn quá thì dẫn đến tham nhũng, tiêu cực. Chính phủ, Quốc hội nên nghiên c��u cách nào đó để cải thiện đời sống cho cán bộ, nên ưu tiên.

Ah Nhiên (Tổng hợp)

Xem thêm video clip : Cam Trung Quốc giả mạo cam Hà Giang tràn ngập thị trường

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý