Tàu ngầm Kilo Việt Nam trong hải chiến du kích hiện đại

vuongxinh vuongxinh @vuongxinh

Tàu ngầm Kilo Việt Nam trong hải chiến du kích hiện đại

(Quốc phòng) Tình hình hiện nay, với vũ khí trang bị phòng thủ biển hiện có thì Việt Nam đủ sức làm chủ mặt biển và không hải phận.

21/10/2014 07:38 PM
968

Không ai, từ một vị thống soái cho đến anh binh nhì thích thú khi bảo vệ Tổ quốc bằng chiến tranh du kích. Bởi lẽ kiểu chiến tranh này chỉ thắng khi có một bản lĩnh, trí tuệ cao, người lính phải gan dạ, không sợ hiểm nguy, sẵn sàng chấp nhận hy sinh, mất mát. Nhưng khi giặc ngoại xâm luôn có lực lượng đông, mạnh hơn nhiều lần thì Việt Nam chẳng còn sự lựa chọn nào khác.

Hải chiến du kích trong hải chiến hiện đại

Chiến tranh du kích là một cuộc chiến tranh không cân xứng của những nước có địa hình rừng núi, sông ngòi hiểm trở nhưng tiềm lực quân sự yếu (bị xâm lược) vũ khí thô sơ đối đầu với một nước có đội quân hùng hậu, trang bị vũ khí hiện đại (đi xâm lược).

Chiến tranh du kích tạo ra một lối đánh riêng, đặc trưng, đó là lối đánh du kích. Lối đánh du kích là dùng lực lượng nhỏ lẻ tấn công vào nơi hiểm yếu của địch chủ yếu 2 hình thức: Tập kích và phục kích theo phương châm đánh nhanh, rút nhanh.

vu khi

Tàu ngầm Kilo Hà Nội.

Chiến tranh du kích do đó, không có các trận đánh lớn mang tính tiêu diệt mà chủ yếu chỉ làm cho quân địch hoang mang, mất ăn mất ngủ, gây thiệt hại về người và của, làm cho địch chán nản, chiến tranh kéo dài không có lợi cho kẻ địch, trong khi ta càng đánh phải càng mạnh.

Chiến tranh du kích ngày nay khác xa rất nhiều ngày xưa, là sự kết hợp nhuần nhuyễn của vũ khí hiện đại công nghệ cao vào lối đánh du kích trong một trận hoặc trong một chiến dịch hợp đồng các lực lượng.

Việt Nam được coi như là một bậc thầy về tổ chức kiểu chiến tranh này và ngày nay, nó là đặc sản quý báu của nghệ thuật quân sự bảo vệ Tổ quốc.

Tuy nhiên, “đặc sản” quý báu này có được từ cuộc chiến trên bộ thì liệu có thể áp dụng được cho cuộc chiến xảy ra trên không và trên biển, dưới lòng biển hay không? Tức là có tồn tại “không chiến du kích” và “hải chiến du kích” hay không?

Rõ ràng là đã xảy ra một lối đánh du kích trên không (không chiến du kích) của Không quân Việt Nam đối đầu với Không quân Mỹ hết sức gay cấn, oai hùng, đầy mưu trí, sáng tạo của chỉ những “con én bạc” so với “bầy quạ” mà lịch sử chiến tranh đã ghi nhận.

Vậy, nói gọn lại, Hải quân Việt Nam, lực lượng nòng cốt bảo vệ chủ quyền Biển Việt Nam, thì khi chiến tranh trên biển xảy ra liệu có thể thực hiện lối đánh du kích trên biển (hải chiến du kích) hay không? Và như thế nào?...

Chúng ta luôn nhớ rằng, khi đối đầu với quân xâm lược, thời nay, có thể chúng ta có nhiều loại vũ khí phương tiện ngang bằng với địch về chất lượng, nhưng về số lượng, quy mô thì bất luận thời nào chúng ta cũng đều thua thiệt.

Do đó về đại thể, Việt Nam luôn luôn tiến hành chiến tranh chông xâm lược trong một tình thế bất lợi, đó là phải luôn luôn “lấy ít đánh nhiều, lấy nhỏ đánh lớn”.

Hải quân Việt Nam dù được hiện đại hóa đã vững mạnh, tinh nhuệ, thiện chiến, dù đã có thêm lực lượng tác chiến ngầm cũng không ngoại lệ, nghĩa là về so sánh lực lượng vẫn phải “lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít đánh nhiều”. Cho nên, hải chiến du kích không những tồn tại mà còn phải được xây dựng, phát triển lên một tầm cao mới, phù hợp với vũ khí trang bị hiện có, theo phương châm:

“Bí mật, bất ngờ, cơ động nhanh, tấn công nhiều hướng, nhiều chiều vào nơi hiểm yếu, tử huyệt của địch bằng nhiều lực lượng với trang bị vũ khí nhỏ gọn, hiện đại và uy lực mạnh, làm cho quân dịch thiệt hại nặng, mất sức chiến đấu, hoang mang suy sụp ý chí, hỗ trợ và tạo điều kiện cho những trận tấn công tiêu diệt lớn kết thúc chiến tranh”.

Như vậy có thể nói, là một nước nhỏ, Việt Nam không bao giờ xâm lược mà chỉ chuẩn bị lực lượng đủ để tự vệ, bảo vệ chủ quyền. Vì thế trong bất cứ cuộc tấn công nào của kẻ địch, Việt Nam cũng đều phải “lấy ít đánh nhiều” cho nên, ngoài việc xây dựng lực lượng và lối đánh đáp ứng nhu cầu của chiến tranh hiện đại, tất yếu phải tiến hành một cuộc chiến tranh du kích nói chung bao gồm trên không, trên biển, trong lòng biển nói riêng…

Đó chính là nghệ thuật quân sự Việt Nam đối đầu với quân xâm lược hùng mạnh để buộc chúng phải sa lầy dẫn đến thất bại hoàn toàn.

Hải chiến du kích kiểu Việt Nam như thế nào?

Quả thật có rất nhiều người quan tâm đã tỏ ra băn khoăn liệu không biết trên biển nó trống trải, không rừng, không núi như vậy làm sao mà đánh du kích hoặc lo ngại, bi quan, khi sử dụng chiến thuật “hit and run” mà báo chí nước ngoài phân tích đề cập…

Trước hết, hải chiến du kích của Việt Nam không đơn giản như cách gọi của chuyên gia quân sự nước ngoài là kiểu đánh “hit and run” (đánh và chạy).

Hải chiến du kích của Việt Nam, về “phần mềm”, luôn được triển khai tiến hành trong một thế trận chiến tranh nhân dân phòng thủ BVTQ liên hoàn, nhiều tầng, nhiều lớp, có chiều rộng lẫn chiều sâu và được phối hợp bởi nhiều lực lượng. Đó là cơ sở, là căn cứ, là điều kiện cần và đủ cho hình thức tác chiến tập kích và phục kích.

Về “phần cứng” (địa hình, đ���a lý), có thể nói Trường Sa là mục tiêu bảo vệ xa đất liền nhất, tuy thế nhưng hoàn toàn nằm trong tầm tác chiến của nhiều loại vũ khí trang bị của ta. Trong khi đó với địch thì rất xa, đường hành quân, hướng tấn công của địch buộc phải gần với đất liền và hơn 3.000 hòn đảo lớn nhỏ gần bờ của Việt Nam.

Địa lợi này, ngay cả lối đánh du kích truyền thống vẫn triển khai tốt, kết hợp với “phần mềm”, chắc chắn việc tổ chức thực hiện hải chiến du kích sẽ nhàn hơn, thuận lợi hơn rất nhiều so với “không chiến du kích”.

Tổ chức lối đánh du kích trên không khó khăn gấp bội, nhưng không quân Việt Nam trong chiến tranh vẫn tổ chức những trận phục kích để đời cho không quân Mỹ. Nhiều người ngạc nhiên lắm, nhưng, phục kích ở đâu đã không còn quan trọng, điều quan trọng mang tính quyết định là phục kích như thế nào.

Đã qua rồi thời kỳ các tàu phóng lôi nhỏ từ căn cứ lao ra dưới làn hỏa lực của địch, bất chấp hiểm nguy như trận đánh đuổi tàu Ma đốc của Mỹ. Đã qua rồi tàu phóng lôi, tên lửa của Hải quân Việt Nam chỉ có cách đánh hiệu quả duy nhất là đánh gần…và “hit and run”. Ngày nay hải chiến du kích của Việt Nam đã mang một hình thái, sắc thái mới.

Sự xuất hiện những con tàu ngầm KILO được mệnh danh là “hố đen” trong hải quân Việt Nam như là một cuộc cách mạng nâng cấp “phần mềm”, “phần cứng” của hải chiến du kích kiểu Việt Nam.

Vậy, tàu ngầm KILO Việt Nam có vai trò như thế nào trong “sơ đồ chiến thuật” hải chiến du kích của Hải quân Việt Nam?

Tàu ngầm Kilo trong chiến lược của Hải quân Việt Nam

Trước hết phải khẳng định rằng tàu ngầm KILO của Việt Nam không phải là “chiếc nỏ thần” như của An Dương Vương. Bởi vì không những nó ít ỏi mà đằng sau nó đang còn nhiều thách thức từ việc điều động tàu cho đến sử dụng trong tác chiến…mà đòi hỏi bản lĩnh và trí tuệ cao.

Cần lưu ý là cả hai cuộc chiến thế giới đều kết thúc với thất bại chính thức của ý tưởng chiến tranh tàu ngầm. Sau Thế chiến I là bởi việc ứng dụng hệ thống các đội tàu có áp tải và thiết bị thủy âm ASDIC, trong Thế chiến II là sự ứng dụng radar và máy bay…đã làm cho tàu ngầm trở thành “con mồi” thay vì “kẻ đi săn”.

Ngày nay, dù tàu ngầm được phát triển vượt bậc thì các phương tiện săn ngầm cũng không kém, khiến cho tàu ngầm phải thêm một chức năng sống còn nữa là lẩn trốn. Cho nên, theo logic đó thì hy vọng hoàn toàn về tàu ngầm trong tương lai là điều xa xỉ.

Nhưng tại sao tàu ngầm vẫn là “thực đơn” không thể thiếu, rất quan trọng của Hải quân các quốc gia ven biển?

Thứ nhất, nói gì thì nói, tất cả những gì thuộc về tàu ngầm và lực lượng săn ngầm đều là lý thuyết suông. Thế giới hơn 68 năm nay lực lượng tàu ngầm, lực lượng săn ngầm chưa có cuộc chiến đấu nào cùng nhau hoặc đối đầu, trong khi những gì thu được từ cuộc chiến trên quần đảo Manvinat đã trở nên quý hiếm mà chưa đủ đô để kiểm nghiệm.

Thứ hai là tàu ngầm tỏ ra quá nguy hiểm, lợi hại đối với những quốc gia và các phương tiện lưu thông trên biển mà khả năng chống ngầm hạn chế khiến rất dễ bị tổn thương.

Cuối cùng là, mỗi quốc gia có cách sử dụng tàu ngầm khác nhau cho mục đích khác nhau. Như tuyên bố của tướng Phùng Quang Thanh-Bộ trưởng quốc phòng Việt Nam là “tàu ngầm KILO chỉ để bảo vệ vùng biển của Việt Nam, gồm thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế và lãnh hải của Việt Nam, không có mục đích sử dụng nào khác”.

vu khí

Thế trận liên hoàn hỗ trợ tấn công, bảo vệ lẫn nhau giữa KILO, tàu tên lửa, hệ thống Bastion-P…cho hải chiến du kích kiểu Việt Nam phát huy tác dụng.

Tình hình hiện nay, với vũ khí trang bị phòng thủ biển hiện có thì Việt Nam đủ sức làm chủ mặt biển và không hải phận. Còn lòng biển và đáy biển?

Sự xuất hiện lữ đoàn tàu ngầm KILO của Việt Nam cũng không nằm ngoài bối cảnh đó và dĩ nhiên được kỳ vọng là phải hoàn thành tốt chức năng nhiệm vụ được giao phó, trong đó nhiệm vụ ngăn chặn, tiêu diệt tàu ngầm địch trong vùng biển của ta đồng nghĩa với việc bảo vệ cho tàu chiến mặt nước của chúng ta không bị tàu ngầm địch uy hiếp là nhiệm vụ quan trọng bậc nhất mang tính sống còn.

Nếu chúng ta không ngăn chặn được tàu ngầm địch, để chúng lọt vào tuyến phòng thủ thì chiến lược chống tiếp cận bị phá sản, đặc biệt khi đó coi như phần “mềm” hải chiến du kích đã bị “virus” tấn công, thế trận phòng thủ mất liên hoàn, không hỗ trợ được cho nhau nên sẽ rất khó khăn để các lực lượng thực hiện nhiệm vụ.

Chẳng hạn, khi tàu ngầm địch được tung hoành chỉ cần ở vùng giáp lãnh hải thì nó hoàn toàn ngăn chặn hoạt động của tàu mặt nước chúng ta triển khai đến vị trí xuất phát tấn công (một tiền đạo nhận bóng để tấn công ở giữa sân và ở sát cầu môn thì vị trí nào tấn công sẽ nguy hiểm cho đối phương hơn?).

Các tàu phóng lôi, tên lửa Việt Nam giống như cánh tay nối dài của Bastion-P và được hệ thống này bảo vệ không sợ tàu chiến mặt nước của địch tấn công trong phạm vi 300 km tính từ bờ. Nếu lực lượng này mà bị tàu ngầm địch uy hiếp, triệt hạ thì coi như hệ thống Bastion-P không còn tác dụng cho bảo vệ Trường Sa.

Khi Trường Sa bị tấn công thì sự hỗ trợ của tàu chiến mặt nước bị cắt đứt, kẻ địch được rảnh tay chỉ đối phó với Không quân Việt Nam và đương nhiên Không quân Việt Nam sẽ phải một mình thực hiện nhiệm vụ khó khăn, nặng nề hơn.

Đó là lý do vì sao Việt Nam còn sắm thêm 2 chiếc Gerpad chuyên về chống ngầm và nếu như không nhầm thì trong mỗi chiếc tàu ngầm KILO Việt Nam tính năng chống ngầm được ưu tiên nhất, cấp thiết nhất.

vũ khí

Thủy lôi chống ngầm, 24 quả mà KILO mang theo, rải xuống trên tuyến chống ngầm cũng it nhất là làm cho tàu ngầm địch “khựng” lại buộc chúng phải “đi theo lối khác”.

Chống ngầm hiệu quả nhất là dùng tàu ngầm để chống tàu ngầm, vì vậy, ít nhất có 2/6 KILO chuyên về chống ngầm. Và, nếu như Việt Nam mua thêm máy bay chống ngầm của ai đó thì không có gì thắc mắc.

Đương nhiên trên một khu vực bảo vệ rộng hơn 1 triệu km vuông biển đảo thì không nhất thiết phải “sạch” hết, tức là không có tàu ngầm địch, không có thủy lôi địch…vì chúng ta không có khả năng, nhưng trên một khu vực cần thiết thì nhất thiết phải tạo ra một khu vực biển “sạch”.

Như vậy, tàu ngầm Việt Nam xuất hiện cùng với các phương tiện chống ngầm khác sẽ tạo ra được một khu vực biển “sạch” mà ở đó trời của ta, mặt biển của ta, lòng biển của ta. Khu vực biển “sạch” mà ở đó xuất hiện một thế trận như sau:

Thứ nhất, các lực lượng được bảo vệ nhau liên hoàn. Ví dụ: tàu ngầm hoạt động không sợ máy bay săn ngầm địch vì đã có tàu mặt nước và không quân phía trên, tàu chiến cơ động không sợ tàu ngầm và tàu chiến lớn của địch vì có tàu ngầm KILO ở dưới, không quân ở trên và Bastion-P từ bờ…

Các lực lượng này như những dầm chịu lực, cái thì chịu lực nén, cái thì chịu lực xoắn…liên kết với nhau trong một khối-khu vực nên không ngại va chạm. Như vậy có thể nói, độ an toàn khi triển khai tấn công của các lực lượng của ta rất cao.

Thứ hai là cho phép phía phòng thủ hoàn toàn nắm quyền chủ động tác chiến. Nghĩa là Việt Nam có thể sẵn sàng đối đầu một trận khi xác định chắc thắng như kinh nghiệm đánh trận Điện Biên Phủ hoặc có thể chọn trận mà chơi, chọn nơi mà đánh theo cách tập kích hay phục kích.

Không còn nghi ngờ gì nữa, tàu ngầm KILO của Hải quân Việt Nam xuất hiện là nhu cầu tất yếu của thế trận phòng thủ biển đảo. Trong “sơ đồ chiến thuật” này, tàu ngầm KILO không phải là tất cả nhưng là một yếu tố không thể thiếu. Thiếu nó trong khi hệ thống chống ngầm hạn chế thì chiến lược chống tiếp cận bị phá sản. Thiếu nó hải chiến du kích sẽ gặp vô vàn khó khăn, đặc biệt là bảo vệ Trường Sa.

Vậy, tàu ngầm KILO Việt Nam trong hải chiến du kích sẽ thể hiện như thế nào với các lực lượng khác? Thế nào là đòn “3 đánh 1” hay lực lượng phân tán hỏa lực tập trung?

Cũng là giống Hổ, Hổ ở châu Phi có cách săn mồi với những pha rượt đuổi đầy ngoạn mục nhưng Hổ ở Việt Nam không săn mồi như thế vì không có đồng cỏ rộng để rượt đuổi, không có hàng trăm con mồi mà tha hồ lựa chọn. Hổ Việt Nam chỉ rình mồi ở những vị trí mà con mồi hay đi qua và bắt buộc phải đi qua. Và khi con mồi đã trong “tầm vồ” thì ... mới gọi là Chúa sơn lâm”.

Rõ ràng rình mồi ở nơi con mồi hay đi qua thì ai cũng biết nên khó thành công, còn rình mồi ở nơi con mồi bắt buộc phải đi qua thì chắc ăn, nhưng làm sao để con mồi “buộc phải đi qua” là cả một nghệ thuật bày mưu, tính kế nhà binh.

vu khi

Giải mã chiến dịch Bolo trong chiến tranh Việt Nam
Năm 1966, trước việc MiG-21 của KQND Việt Nam giành được nhiều chiến thắng trong không chiến, Mỹ bắt đầu tính kế nhằm đối phó.

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý