Tên lửa Yakhont của Việt Nam vượt trội so với YJ-62 của TQ

vuongxinh vuongxinh @vuongxinh

Tên lửa Yakhont của Việt Nam vượt trội so với YJ-62 của TQ

(Quốc phòng) Tên lửa Yakhont là tên lửa hành trình chống hạm siêu thanh có tốc độ cao nhất thế giới hiện nay.

29/09/2014 04:36 PM
727

So sánh sức mạnh của Yakhont và YJ-62

Rõ ràng so với tên lửa Yakhont của Việt Nam đang sở hữu thì YJ-62 không có cửa để so sánh. Yakhont với tốc độ cao, lên tới 750 m/s (2,6M, hơn 2.700 km/h), khả năng bay sát mặt biển (cách mặt biển 5-15 m) và công nghệ tàng hình (công nghệ Stealth) nên hầu như không một hệ thống phòng thủ hạm tàu nào có thể ngăn chặn được Yakhont. Phần chiến đấu 200 kg có thể tiêu diệt hầu hết các loại tàu chiến chỉ với một quả đạn.

vũ khí

Tên lửa chống hạm tầm trung Yakhont.

Tên lửa Yakhont là tên lửa hành trình chống hạm siêu thanh có tốc độ cao nhất thế giới hiện nay, tầm bắn đến 300 km mà Trung Quốc luôn ước mơ được sở hữu nhưng bị Nga từ chối.

Còn tên lửa YJ -62 là phiên bản xuất khẩu là C-602, được xem là một đột phá về tên lửa đối hạm của Trung Quốc bởi đây là một sự khởi đầu quan trọng về độ chính xác và tầm bắn. Loại tên lửa này được giới thiệu lần đầu tại triển lãm hàng không Chu Hải 2006. Thực chất đây là một tên lửa hành trình, được thiết kế lại để dùng cho vai trò tấn công mục tiêu trên biển. Thiết kế cơ bản của tên lửa rõ ràng là một bước tiến của Trung Quốc. Kể từ năm 2005 tên lửa C- 602 đã được tiếp thị trên thị trường xuất khẩu.

tên lửa

Tên lửa YJ-62 được trang bị cho máy bay.

Tên lửa có thể tích hợp trên tàu chiến, máy bay hoặc các bệ phóng mặt đất. Tên lửa YJ-62 hiện nay đang được đưa vào trang bị cho các tàu khu trục lớp Lan Châu Type 052C của hải quân Trung Quốc, được hạ thuỷ đầu tiên vào năm 2004. Khi triển khai trên biển, hệ thống tên lửa sử dụng các bệ phóng 4 tên lửa được bố trí thành từng cặp.

Khi triển khai trên bờ một đơn vị chiến đấu gồm 4 xe bệ phóng, mỗi xe ba tên lửa, cùng với các xe chỉ huy và bảo đảm khác.

Việt Nam luôn đề cao cảnh giác, chuẩn bị phương án để đối phó với YJ-62

Thứ nhất là tấn công các phương tiện mang. Các tàu chiến chủ lực của Việt Nam hiện nay gồm các tàu lớp Gepard 3.9, tàu lớp Molniya được trang bị tên lửa diệt hạm hiện đại Kh-35E có tầm bắn 130 km nếu bố trí và cơ động linh hoạt, sáng tạo, bất ngờ thì đều có thể thực hiện được việc này.

Thứ hai là tăng cường khả năng phòng thủ chống tên lửa diệt hạm. Hiện nay, các tàu chiến Việt Nam đều có khả năng này.

vũ khí

Việt Nam phải tăng cường khả năng phòng thủ chống tên lửa diệt hạm.

Tàu Gepard 3.9 (tàu Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ) cũng như các tàu Molniya đều là các tàu thiết kế đặc biệt để giảm bộc lộ điện từ và trang bị máy đẩy tuốc bin khí công suất lớn nên có khả năng cơ động rất linh hoạt.

Hệ thống phòng thủ tên lửa diệt hạm trên tàu Gepard bao gồm:

Hệ thống phòng không Palma trên tàu Gepard 3.9 Việt Nam bao gồm 2 pháo bắn siêu nhanh AO-18KD 6 nòng x30mm mỗi khẩu, loại pháo này có tốc độ bắn lên đến 6000-10.000 phát/phút, tầm bắn hiệu quả từ 3.000-4.000 m, tạo nên một màn đạn dày đặc đủ sức tiêu diệt bất kỳ loại tên lửa hành trình nào. Ngoài ra, hệ thống còn được tích hợp 8 tên lửa siêu thanh dẫn bằng laser Sosna-R có thể đánh chặn đồng thời 6 mục tiêu ở cự ly 200-8.000 m và bay ở độ cao tối đa 3.500 m.

Để phát hiện tên lửa đối phương, tàu được trang bị radar mảng pha 3 chiều trinh sát mục tiêu trên không và trên biển Pozitiv-ME1 tầm trinh sát tối đa 150km trong điều kiện biển động cấp 3; có thể phát hiện mục tiêu bay có diện tích phản xạ radar 1m2 bay ở độ cao 1000m từ khoảng cách 110km; có thể phát hiện mục tiêu là tên lửa đối hạm có diện tích phản xạ radar 0,03m2 bay ở độ cao 15m từ khoảng cách 15km. Có thể bám cùng lúc 3-5 mục tiêu.

Bên cạnh đó là phương tiện tác chiến điện tử bao gồm: hệ thống MP-407E ECM và hệ thống mồi bẫy PK-10 (4x10 ống phóng) làm vô hiệu hóa hệ thống tự dẫn và đánh lừa quỹ đạo tên lửa đối phương.

Pháo tự động 76,2mm (AK-176M) được sử dụng để tiêu diệt các mục tiêu trên không và trên mặt nước (kể cả thủy lôi thả nổi trên mặt biển) và mục tiêu trên đất liền. Pháo có tầm bắn 15km, độ cao 11km, đạn dự trữ 152 viên với tốc độ bắn 120-130 phát/phút.

Hai pháo 6 nòng tự động 30mm (AK-630M) có tầm bắn 4-5km, đạn dự trữ 2000 viên và nhịp bắn 4000-5000 phát/phút.

Các khối phóng đạn nhiễu PK-10, khí tài gây nhiễu ngụy trang và nghi binh điện tử MP-407-E để vô hiệu hệ thống tự dẫn chủ động và kiểm soát hành trình của tên lửa chống hạm đối phương.

Tổ hợp khí tài trinh sát điện tử MP-405 cho phép phát hiện, nhận dạng tên lửa hành trình chống hạm

Như vậy các tàu chiến Việt Nam đều đã được trang bị vũ khí "xịn" của Nga dư sức để đương đầu với ẩn số YJ-62 của Trung Quốc.

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý