Tết Dương lịch, nhiều cây ATM 'nghỉ Tết', Tết Âm lịch liệu có khả quan hơn?

ban ban @ban

Tết Dương lịch, nhiều cây ATM 'nghỉ Tết', Tết Âm lịch liệu có khả quan hơn?

Dịp Tết Dương lịch vừa qua, nhiều khách hàng phàn nàn cây ATM của nhiều ngân hàng cũng trong tình trạng “nghỉ Tết”, chủ yếu là lỗi hết tiền. Nhiều khách hàng lo lắng, liệu Tết Âm lịch Ất Mùi sắp tới, tình trạng này có tiếp tục tái diễn?

13/01/2015 02:06 PM
1,001

Từ ngày 12/12 vừa qua, Nghị định 96/2014/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực . Theo đó, sẽ xử phạt 15 triệu đồng nếu ngân hàng để máy giao dịch tự động (ATM) hết tiền quá 24 giờ.

Và từ khi nghị định có hiệu lực, đại diện nhiều dịp Tết sẽ không xảy ra. Không biết họ thực hiện đến đâu, nhưng, dường như hiệu quả thì chưa nhiều. Có thể minh chứng ngay dịp Tết Dương lịch vừa qua, nhiều khách hàng phàn nàn cây ATM của nhiều ngân hàng cũng trong tình trạng “nghỉ Tết”, chủ yếu là lỗi hết tiền.

trên địa bàn quận Tân Phú, Bình Tân và một số nơi khác tại TP HCM liên tục báo lỗi và không rút được tiền khiến cho người dân hết sức bức xúc.

Trong khoảng thời gian từ 8h - 8h30 sáng ngày đầu năm mới, chỉ tính riêng dọc khu vực đường Tây Thạnh, Lê Trọng Tấn cách nhau chưa tới 2 km nhưng có đến 7 trụ ATM không rút được tiền vì nhiều lỗi khác nhau.

Hay như vào lúc chiều tối ngày 1/1/2015, nhiều chủ thẻ cho biết họ cũng không thể thực hiện được giao dịch rút tiền tại các trụ ATM của Ngân hàng TMCP Đầu tư – phát triển Việt Nam () chi nhánh Phú Yên.

Có nhiều người đã kiên nhẫn đứng chờ hàng tiếng đồng hồ nhưng máy vẫn cứ báo lỗi. “ tôi cần tiền gấp nhưng không thể rút được từ máy ATM của BIDV. Tôi chạy khắp các máy ATM của những ngân hàng khác mà BIDV có liên kết nhưng cũng không rút được. Tôi gọi đến nhiều số điện thoại của BIDV Phú Yên để phản ánh thì không có người nghe máy. Tôi không hiểu họ làm ăn kiểu gì, vào ngày Tết Dương lịch mà phục vụ như vậy!”- ông Nguyễn Hồng (ngụ phường 9, TP Tuy Hòa) bức xúc nói.

 - Ảnh 1

Tết dương lịch, hàng loạt trụ ATM vẫn hết tiền. (Ảnh: Kinh doanh & Pháp luật)

Thông tin trên báo Tuổi trẻ, quy định phạt đã có hiệu lực một tháng, nhưng đến nay ngay giới báo chí dù cố gắng tìm hiểu cũng không có thông tin về ngân hàng bị xử lý hoặc đang bị kiểm tra để xử lý. Nhiều người đặt câu hỏi rằng đã có ngân hàng nào bị xử phạt vì lỗi "lỗi ATM hết tiền" chưa?

Vì vậy, không ít người băn khoăn chẳng lẽ chuyện họ gặp trục trặc trong giao dịch ATM là... tưởng tượng, không có thật và ATM của hệ thống ngân hàng đã hoạt động hoàn hảo?

Có người nửa tin nửa ngờ rằng việc kiểm tra, xử phạt của Ngân hàng Nhà nước chưa đến nơi đến chốn, khiến quy định xử phạt chỉ tồn tại trên giấy...

Diễn biến này cho thấy giữa kỳ vọng của chủ thẻ về việc nâng chất dịch vụ thẻ với các động thái chấn chỉnh của Ngân hàng Nhà nước buộc ngân hàng thương mại nâng cao chất lượng dịch vụ ATM là một khoảng cách lớn.

Chất lượng dịch vụ ATM đang ảnh hưởng đến mọi người. Lẽ ra ngay những ngày đầu khi quy định xử phạt có hiệu lực, Ngân hàng Nhà nước nên làm rình rang một chút để đánh tiếng, thúc đẩy các ngân hàng phải động chân động tay nhiều hơn nhằm nâng chất dịch vụ. Nếu cho làm rình rang là hình thức thì sau một tuần, nửa tháng...

Ngân hàng Nhà nước cũng nên công bố kết quả kiểm tra, xử phạt. Còn như hiện nay, thông tin không rõ ràng, chẳng biết nơi nào làm tốt, chỗ nào làm kém, đó là cái cớ để không ít ngân hàng xem như không có chuyện gì xảy ra hoặc lặp lại điệp khúc quá tải, hết tiền là do người dùng thẻ không thu xếp thời gian rút tiền hợp lý, gây ra “dồn cục, quá tải”.

Vậy có thuốc trị dịch vụ ATM kém chất lượng không? Có, nếu Ngân hàng Nhà nước kiên quyết. Bài học không đâu xa, đó là việc trị căn bệnh trễ, hủy chuyến bay của các hãng hàng không mà Bộ Giao thông vận tải đã áp dụng.

Chỉ cần hằng tuần, hằng tháng, những ngân hàng vi phạm, bị phạt. Người dân rất hoan nghênh những thông tin này, là cơ sở quan trọng để người dân chọn ngân hàng cung cấp dịch vụ thẻ, qua đó buộc các ngân hàng nâng chất dịch vụ.

Cũng cần nhắc lại bài học giải quyết tình trạng nghẽn mạng của ngành viễn thông từng xảy ra trước đây trong dịp lễ, tết. Khi có sự đầu tư, chăm chút, tình trạng này không còn thường xuyên làm phiền người dùng điện thoại di động nữa.

Nâng cao chất lượng dịch vụ, bớt phiền toái cho người dùng thẻ... rõ ràng là việc nằm trong tầm tay của Ngân hàng Nhà nước. Thật khó hiểu khi ngân hàng có nguồn lực dồi dào, hiện đại, hoạt động có tính cạnh tranh cao lại không thể khắc phục yếu kém về chất lượng dịch vụ.

Cũng thật kỳ lạ khi các phản ảnh về dịch vụ thẻ nói chung và ATM nói riêng không được xử lý đến nơi đến chốn, cứ bị rơi vào hư không.

 - Ảnh 2

Nhiều người đặt câu hỏi rằng đã có ngân hàng nào bị xử phạt vì lỗi "lỗi ATM hết tiền" chưa? (Ảnh minh họa).

Xử phạt có quá thấp?

Nhiều ý kiến cho rằng, việc xử phạt các ngân hàng để xảy ra tình trạng ATM hết tiền chỉ 10-15 triệu đồng là quá thấp. Dù vậy, NHNN cho rằng, việc xử phạt ít hay nhiều không quan trọng bằng việc "đánh" vào uy tín các ngân hàng.

Cụ thể, theo NHNN, việc nâng cao chất lượng dịch vụ ATM là nhiệm vụ thường xuyên, là mục tiêu phấn đấu của các ngân hàng, bởi chất lượng dịch vụ có tốt thì ngân hàng mới thu hút và duy trì được khách hàng. Chính vì vậy, trong thời gian qua, các ngân hàng luôn nỗ lực nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Để tăng cường trách nhiệm của ngân hàng cũng như bảo vệ quyền lợi của khách hàng, ngày 28/12/2012, Thống đốc NHNN đã ban hành Thông tư 36 và chế tài xử phạt các đơn vị vi phạm các quy định tại Thông tư này được cụ thể hóa tại Nghị định 96, qua đó các ngân hàng chú trọng nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ của hệ thống ATM.

Các mức vi phạm hành chính đối với hoạt động ATM đã được NHNN và các cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu, đề xuất căn cứ vào tính chất, mức độ và hậu quả của hành vi vi phạm trên cơ sở xem xét tổng thể các hành vi vi phạm trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng. Trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, việc ngân hàng bị xử phạt sẽ có ảnh hưởng đến hình ảnh, uy tín của ngân hàng, vì vậy, các ngân hàng phải tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng dịch vụ để phục vụ tốt khách hàng.

Đường dây nóng là bao nhiêu?

Theo quy định tại Thông tư 36, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng và NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố có trách nhiệm kiểm tra và xử lý vi phạm theo thẩm quyền.

Vì vậy, NHNN khuyến cáo, khách hàng nếu phát hiện vi phạm có thể phản ánh về các đơn vị nêu trên theo số điện thoại đường dây nóng đăng tải tại ô “Đường dây nóng” trên trang thông tin điện tử của NHNN: www.sbv.gov.vn.

Số điện thoại đường dây nóng tại NHNN

Theo quy định, từ ngày 12-12, ngân hàng nào để máy ATM hết tiền sẽ bị phạt 10-15 triệu đồng. Cũng theo quy định, các ngân hàng phải có số điện thoại và địa chỉ liên hệ khi gặp sự cố trong khi giao dịch, tổ chức cung ứng dịch vụ phải bảo đảm duy trì hoạt động bộ phận hỗ trợ khách hàng 24/24 giờ trong ngày và 7/7 ngày trong tuần để khách hàng liên hệ bất cứ lúc nào.

Ngoài ra, người dân có thể phản ảnh tới văn phòng Ngân hàng Nhà nước qua số điện thoại đường dây nóng dưới đây:

1. Tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:

- Văn phòng NHNN:

+ Số cố định: (043) 8.266.344

+ Số di động: 0974899702

+ Số Fax: (043) 8.241.534

+ Email: nhnn@sbv.gov.vn

- Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng:

+ Số cố định: (04) 3936.1017

+ Số di động: 0983.163750

+ Email: duongdinhthuan@gmail.com 2.

2. Tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Thành phố Hà Nội

+ Số cố định : (043) 8.253.962 / (043) 8.253.961

- Liên quan đến thủ tục hành chính và giao dịch: (043) 8.253.962.

- Liên quan đến chính sách: (043) 8.261.280/ (043) 8.256.078. - Liên quan đến ngoại hối: (043) 8.256.057.

- Liên quan đến công tác thanh tra: (043) 9.361.067.

+ Số di động: 0913.545.255 / 0912.795.886

+ Số Fax: (043) 8.258.884

+ Email: vanthu_nhnntp@hanoi.gov.vn

3. Tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh

+ Số cố định: (083) 8.211.230

+ Số Fax: (083) 8.217.856

+ Email: nhnntphcm@hcm.vnn.vn

An Nhiên (Tổng hợp)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý