Thảm họa môi trường từ túi ni lông sẽ được giải quyết nhờ... sâu bướm

mitdac1 mitdac1 @mitdac1

Thảm họa môi trường từ túi ni lông sẽ được giải quyết nhờ... sâu bướm

Hàng nghìn tỷ túi nilon và hàng trăm tấn nhựa mỗi năm mà con người thải ra môi trường có thể sớm được giải quyết sạch sẽ nhờ những con sâu bướm bé nhỏ.

14/05/2017 03:06 PM
235

Hàng nghìn tỷ túi nilon và hàng trăm tấn nhựa mỗi năm mà con người thải ra môi trường có thể sớm được giải quyết sạch sẽ nhờ những con sâu bướm bé nhỏ.

Các nhà nghiên cứu từ Viện Y sinh và Công nghệ sinh học Cantabria ở Tây Ban Nha đã khám phá ra khả năng đặc biệt của loài sâu này một cách tình cờ khi họ phát hiện túi nhựa chứa con sâu nhỏ nhanh chóng bị thủng các lỗ.

Chiếc túi bị phân hủy nhanh chóng đến mức không tái sử dụng được chỉ trong vòng chưa đầy 1 giờ đồng hồ.

Thảm họa môi trường từ túi ni lông sẽ được giải quyết nhờ... sâu bướm - Ảnh 1

Mọi việc bắt nguồn từ việc cô Federica Bertocchini, một người nuôi ong nghiệp dư đồng thời là nhà sinh vật học tại Đại học Cantabria, Tây Ban Nha, nhận thấy các con sâu bướm xuyên qua lớp sáp, nhai các lỗ trên một số tổ ong của cô và say sưa uống mật. Để nhận diện chúng, cô mang một số về nhà trong túi mua sắm bằng nhựa. Nhưng vài giờ sau, khi cô đi kiểm tra cái túi thì phát hiện rằng trên đó đầy lỗ thủng và những con sâu bướm đang bò khắp nhà.

Để chứng thực ý tưởng này, cô cùng với Paolo Bombelli and Christopher Howe, hai nhà hóa sinh học từ Đại học Cambridge đã thành lập nhóm nghiên cứu. Tiến sĩ Bombelli và Tiến sĩ Howe chỉ ra rằng, giống như sáp ong, nhiều loại plastic được liên kết với nhau bằng cầu nối methylene (cấu trúc gồm 1 nguyên tử Carbon liên kết với 2 nguyên tử Hydro và 2 nguyên tử khác). Một số sinh vật có những enzyme có thể bẻ gãy các cầu nối như thế, đó là lý do tại sao plastic thường có thể bị vi khuẩn phân hủy. Nhóm nghiên cứu nghi ngờ sâu bướm sáp đã làm đứt gãy các liên kết hóa hoặc của nhựa plastic như vậy.

Các chuyên gia nhận định, rất có thể việc phân hủy sáp ong so với nhựa polyethylene có quá trình phá vỡ liên kết hóa học tương tự nhau.

Thảm họa môi trường từ túi ni lông sẽ được giải quyết nhờ... sâu bướm - Ảnh 2

Tiến sỹ Bertocchini cho biết: "Sáp ong là một lọai polymer, một loại nhựa tự nhiên và có cấu trúc hóa học không khác gì polyethylene".

Chúng là loài sâu bướm sáp có khả năng ăn cả túi nylon và chất thải nhựa thay vì ăn lá cây bình thường. Sau khi ăn loại thức ăn "dị thường" này, nó còn thải ra một loại cồn trong suốt nhưng không hề gây hại cho môi trường.

Trong các thí nghiệm kiểm tra chuyên sâu hơn, Tiến sĩ Bertocchini và cộng sự đã khám phá ra rằng nếu 100 con sâu bướm dùng nửa cuộc đời để ăn, chúng có thể ăn hết một chiếc túi trong một tháng.

Tiến sĩ Federica Bertocchini, người đứng đầu cuộc nghiên cứu, cho biết: "Chúng tôi phát hiện ra rằng ấu trùng của loài bướm vô cùng phổ biến – Galleria mellonella, có khả năng phân hủy loại nhựa cứng và bền nhất hiện nay là polyethylene".

Mặc dù loài sâu này thường không ăn nhựa, nhưng các nhà nghiên cứu nghi ngờ rằng đây là một khả năng phụ bên cạnh thói quen tự nhiên của chúng.

Thảm họa môi trường từ túi ni lông sẽ được giải quyết nhờ... sâu bướm - Ảnh 3

Theo các chuyên gia, loài sâu bướm được tìm thấy rộng rãi ở châu Âu và khu vực Đông Bắc Mỹ. Trứng của loài sâu này thường thấy ở trong các tổ ong.

Một câu hỏi khác được đặt ra là xử lý thế nào với hỗn hợp các chất thải của chúng? Nếu đó là chất độc, thì chúng ta sẽ phải dành một chút nguồn lực để giải quyết vấn đề này. Mặc dù vậy, việc khám phá ra ấu trùng của loài sâu bướm có thể ăn plastic thực sự rất hấp dẫn và quan trọng. Ngay cả khi loài sâu bướm này không phải là câu trả lời cho vấn đề xử lý rác thải plastic thì sẽ có những loài sinh vật khác ngoài kia làm được điều này. Phát hiện này đã mở ra một hướng nghiên cứu mới trong xử lý rác thải của các nhà khoa học.

Tổng hợp

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý