Tham vọng điều tra Triều Tiên, thanh niên Mỹ phải đào đất 8h/ngày

mitdac1 mitdac1 @mitdac1

Tham vọng điều tra Triều Tiên, thanh niên Mỹ phải đào đất 8h/ngày

Vì tham vọng điều tra tình hình Triều Tiên, một thanh niên Mỹ đã xé visa du lịch ngay tại sân bay Bình Nhưỡng.

25/09/2014 06:33 PM
1,066

Miller, 24 tuổi người Mỹ, đã bị một cấp tòa ở Bình Nhưỡng tuyên án 6 năm cải tạo lao động ngày 14/9, về tội xâm nhập Triều Tiên để hoạt động tình báo.

Lao động 8 tiếng/ngày, chủ yếu là đào đất, bị biệt giam và bị canh gác kỹ lưỡng, là những điều mà Matthew Miller trải qua trong nhà tù ở CHDCND Triều Tiên.

 - Ảnh 1

Miller bị áp giải đến khách sạn.

Những thông tin trên được Miller trao đổi ngắn với một phóng viên truyền hình của hãng tin AP tại một khách sạn ở Bình Nhưỡng, nơi anh được áp giải đến để gọi điện thoại cho gia đình ở Mỹ.

Đó là lần đầu tiên Miller xuất hiện từ lúc anh bị kết án. Anh chỉ có đủ thời gian trả lời duy nhất một câu hỏi của phóng viên AP, theo hãng tin này lúc trưa 25/9.

"Cuộc sống nhà tù là 8 giờ lao động/ngày, chủ yếu làm nông, như đào đất”, Miller nói khi được hỏi liệu anh đang ở tù và điều kiện nhà tù thế nào.

“Ngoài ra, tôi bị biệt giam, không được liên lạc với ai. Nhưng tôi vẫn khỏe, không bệnh và không bị đau đớn”, Miller nói mà không để lộ cảm xúc nào.

Miller mặc quần áo tù màu xám và đội nón, được quay phim đang ngồi ở một buồng điện thoại tại khách sạn, bấm số gọi trong lúc một lính gác Triều Tiên đứng sau anh.

 - Ảnh 2

Miller gọi điện thoại cho gia đình.

Các quan chức nói Miller nói chuyện với cha ruột, nhưng phóng viên AP không được phép nghe “ké” cuộc điện đàm này.
Miller người Bakersfield (bang California) cũng cho thấy nhiều thư anh viết nhờ sự giúp đỡ của những nhân vật quyền thế Mỹ, như Đệ nhất phu nhân Michelle Obama, Ngoại trưởng John Kerry, cựu nữ Ngoại trưởng Hillary Clinton. Anh bỏ các thư này chung một phong bì gởi từ khách sạn về gia đình anh.

Tại phiên tòa kéo dài 60 phút, Tòa án tối cao CHDCND Triều Tiên nói Miller xé rách visa du lịch tại sân bay Bình Nhưỡng ngày 10/4, và anh thú nhận “có tham vọng hoang dã” là nếm mùi nhà tù, để anh có thể bí mật điều tra tình trạng thực thi nhân quyền ở Triều Tiên.

 - Ảnh 3

 - Ảnh 4

Miller bị còng sau khi bị kết án.

Miller là một trong 3 người Mỹ bị giam ở Triều Tiên. Jeffrey Fowle bị bắt hồi tháng 5 do để lại cuốn Thánh kinh tại một câu lạc bộ thủy thủ, có thể sẽ sớm hầu tòa. Năm 2013, Kenneth Bae bị tuyên án lao động khổ sai 15 năm.

Tuần trước, đặc sứ Mỹ Robert King về vấn đề nhân quyền ở Triều Tiên, nói chế độ Bình Nhưỡng từ chối đề nghị của ông, là cử một đặc sứ cấp cao đến thương lượng tự do cho 3 người Mỹ.

King nói việc thả 3 người này có thể là một cơ hội mở cửa quan hệ ngoại giao Mỹ-Triều, nhưng Washington không có ý định “trục lợi” chính trị từ những vụ bắt giữ 3 người Mỹ.

Ông không nói Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ cử đặc sứ nào. Nhưng Scott Snyder, một nhà phân tích chính trị Triều Tiên ở Hội đồng đối ngoại (một tổ chức nghiên cứu) nói ông được chính quyền Mỹ cho biết: Từ vài tuần qua Mỹ muốn cử Glyn Davies, nhưng Bình Nhưỡng chưa đồng ý.

Glyn Davies là trưởng đoàn đàm phán Mỹ về chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên, theo AP.

Năm 2008, Triều Tiên bắt giam 2 nhà báo Mỹ Laura Ling và Euna Lee. Sau đó, trong một chuyến thăm Bình Nhưỡng và nói chuyện với Chủ tịch CHDCND Triều Tiên Kim Jong-il, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã cứu được hai nhà báo nữ này.

Năm 2011, cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Carter cũng thăm Bình Nhưỡng, thuyết phục được Bình Nhưỡng thả Aijalon Gomes người Mỹ, vốn bị kết án 8 năm cải tạo lao động, vì đã từ Trung Quốc xâm nhập trái phép vào Triều Tiên.

Theo Một thế giới/ AP

Xem thêm video clip : Clip các vũ khí hiện đại nhất của Nga trong tập trận Vostok 2014

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý