Thu nhập người Việt 'lặn lội' trong mức trung bình

baybykiu baybykiu @baybykiu

Thu nhập người Việt 'lặn lội' trong mức trung bình

Tại hội thảo của Bộ Kế hoạch & Đầu tư, thông tin GDP Việt Nam đang chạy dài sau các nước khác trong khu vực nhận được nhiều sự quan tâm.

28/08/2015 04:32 PM
142

   - Ảnh 1

Tại hội thảo “Cải cách thể chế kinh tế Việt Nam để hội nhập và phát triển giai đoạn 2015 -2035” do Bộ Kế hoạch & Đầu tư tổ chức sáng nay (28/8), một thông tin đặc biệt thu hút sự quan tâm chú ý của mọi người tham gia là mặc dù đã trở thành quốc gia có thu nhập trung bình nhưng khoảng cách về GDP bình quân đầu người của Việt Nam so với các nước trong khu vực còn lớn và có nguy cơ ngày càng bị nới rộng.

Cụ thể, từ năm 2008, Việt Nam đã chính thức trở thành quốc gia có thu nhập trung bình với GDP bình quân đầu người đạt 1.145 USD, đến năm 2014 tăng lên 2.052 USD. Tuy nhiên, với mức bình quân này, Việt Nam tiếp tục thuộc nhóm nước có thu nhập trung bình thấp và chỉ ngang bằng mức GDP bình quân đầu người của Malaysia năm 1988, Thái Lan năm 1993, Indonesia năm 2008, Philippines năm 2010 và Hàn Quốc năm 1982.

Như vậy, GDP bình quân đầu người Việt Nam đi sau Hàn Quốc khoảng 30-35 năm, sau Malaysia khoảng 25 năm, Thái Lan 20 năm, sau Indonesia và Philippines từ 5-7 năm. Đây là phép so sánh tương đối nhưng cũng cho thấy tín hiệu không mấy khả quan trong quá trình đánh giá chất lượng cuộc sống của người dân Việt Nam.

Bên cạnh đó, thị trường tài chính Việt Nam phát triển còn tương đối thấp và tồn tại nhiều bất ổn so với một số nước trong khu vực: giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu của Việt Nam năm 2012 là 32,9 tỷ USD trong khi Malaysia là 476,3 tỷ USD, Singapore là 414,1 tỷ USD, Indonesia 396,8 tỷ USD, Thái Lan 383 tỷ USD, Philippines là 264,1 tỷ USD.

   - Ảnh 2

Dù GDP tăng nhưng vẫn chưa bứt phá giúp Việt Nam lên top

Dựa trên số liệu của Tổng cục Thống kê (GSO), sản lượng kinh tế của Việt Nam năm 2014 tăng trưởng 5,98% so với năm 2013, cao hơn so với mục tiêu của Chính phủ đặt ra là 5,8%. Tuy nhiên, mức tăng này vẫn chưa đủ sức bứt phá để đẩy GDP của Việt Nam lên cao.

Trước đó, GS.TSKH Nguyễn Mại (nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư) cho biết, nếu GDP chỉ tăng 5-6% mỗi năm là quá tụt hậu.

Kiều Hương

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý