Thủ thuật xoay ngôi thai mẹ bầu cần biết

tyh tyh @tyh

Thủ thuật xoay ngôi thai mẹ bầu cần biết

(Ba bau) Trong trường hợp thai nhi của bạn có ngôi bất thường, các bác sĩ sẽ làm thủ tục xoay ngôi thai.

11/08/2012 06:31 PM
3,854

Tham khảo

Khi phát hiện ngôi thai không thuận, có thể lúc khám bác sĩ sử dụng các phương pháp xoay ngôi thai, có thể phân thành phương pháp xoay ngoài và phương pháp xoay trong.

Điều kiện để xoay ngôi thai

- Áp dụng phương pháp này cần chuẩn bị các điều kiện như: Thai và tử cung bình thường, không có tiền sử mổ tử cung hoặc tiền sử sảy thai, xương chậu không hẹp, thai nhi còn chưa lọt vào xương chậu, không có hội chứng cao huyết áp trong khi mang thai.

- Thời gian thuận lợi nhất để xoay thai là trước tuần thai thứ 32 và thai có thể xoay chuyển tự nhiên, nhưng sau tuần 32, thai nhi khá to, xoay chuyển sẽ khó khăn. Nếu sang tuần 36, thậm chí sau khi chuyển dạ, thai nhi vẫn chưa lọt xuống xương chậu, tử cung co lại không nhiều thì cần phải áp dụng phương pháp xoay ngôi thai.

- Trước khi thực hiện xoay thai, sản phụ nên giữ tinh thần thoải mái, đi tiểu tiện, nên hít thở sâu theo hướng dẫn của bác sĩ.

 - 1
Khi thai bị ngôi mông hoặc ngôi ngang, các bác sĩ sẽ tiến hành thủ thuật xoay ngôi thai. (ảnh minh họa)

Thay đổi ngôi thai trong khi đang chuyển dạ

Sinh trong bệnh viện thường phải tuân thủ chặt chẽ theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể thử áp dụng những mẹo sau khi chưa phải nằm trên bàn đẻ:

•    Cố gắng đứng thẳng càng lâu càng tốt.

•    Nghiêng người về phía trước khi có các cơn gò.

•    Nhờ ai đó mát xa lưng khi chuyển dạ.

•    Đung đưa hông trong khi có các cơn gò để giúp bé “đổi hướng” trong quá trình di chuyển ra ngoài.

•    Tránh ngồi ghế hay ngồi giường với vị trí nằm ngửa.

•    Nếu cảm thấy quá mệt trong khi chuyển dạ thì hãy nằm nghiêng và dạng chân để hông luôn mở rộng, giúp quá trình chuyển dạ không bị ảnh hưởng.

Những lưu ý khi thực hiện xoay ngôi thai

Ngôi thai không thuận có nhiều nguyên nhân gây ra. Nếu ngôi ngược do dây rốn ngắn hoặc dây rốn quấn cổ, càng xoay, dây rốn càng dễ đứt, gây bong nhau hoặc chảy máu trong tử cung. Trường hợp ngôi ngược do tử cung dị dạng, việc xoay thai dễ gây vỡ tử cung.

Như vậy, với hiện tượng ngôi ngược hoặc ngôi ngang, việc xoay thai là không cần thiết. Nếu không cẩn thận có thể gây nguy hại cả mẹ lẫn con. Tốt nhất, bạn nên đi khám định kỳ và bác sĩ sẽ có chỉ định hợp lý.

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý