Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký Chỉ thị 20 “gỡ khó” cho doanh nghiệp

baybeface1 baybeface1 @baybeface1

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký Chỉ thị 20 “gỡ khó” cho doanh nghiệp

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ký Chỉ thị số 20 về chấn chỉnh công tác thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp, nhằm “gỡ khó” cho các công ty, đơn vị kinh doanh.

17/05/2017 08:20 AM
158

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ký Chỉ thị số 20 về chấn chỉnh công tác thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp, nhằm “gỡ khó” cho các công ty, đơn vị kinh doanh.

Theo tin tức từ TTXVN, Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp, diễn ra ngày hôm nay (17/5), ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng thương mại Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã chia sẻ về những khó khăn mà các doanh nghiệp đang gặp phải do các điều kiện kinh doanh quy định chưa thực sự phù hợp với thực tế.

Theo ông Vũ Tiến Lộc, trong Nghị định 87 quy định về điều kiện kinh doanh mũ bảo phải có đầy đủ máy: Máy ép, đúc, khuôn mẫu phù hợp với sản xuất mũ bảo hiểm, thiết bị dập, đanh tán... Đối các cơ sở đóng tàu phải có đầy đủ máy cưa vòng, cưa dọc, cưa đĩa, cưa cầm tay, máy bào, máy đục, khoan mài, hàn… Hay việc cấm các cơ sở in không được hợp tác với cơ sở in khác để chế bản, in gia công, in sau… Trong điều kiện sản xuất kinh doanh toàn cầu, để làm được một sản phẩm, doanh nghiệp cần phải liên kết với hàng trăm, hàng ngàn doanh nghiệp. Ví dụ sản xuất máy bay Boeing dựa trên hợp tác với hàng trăm công ty ở hàng chục quốc gia. Nếu chúng ta quy định như với các công ty kinh doanh mũ bảo hiểm, đóng tàu ở Việt Nam thì Boeing cũng bó tay, không thể sản xuất tại Việt Nam.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký Chỉ thị 20 “gỡ khó” cho doanh nghiệp - Ảnh 1

Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp. Ảnh: TTXVN.

Theo VCCI, việc triển khai Nghị quyết 35/NQ-CP đã tạo chuyển biến tích cực trong tư tưởng, nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức các cấp chính quyền địa phương, đặc biệt về lề lối, tác phong, thái độ phục vụ. Công tác phát triển doanh nghiệp, thu hút đầu tư đã được các địa phương quan tâm. Hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp như đào tạo, xúc tiến thương mại… được triển khai và nhận được phản ứng tích cực từ cộng đồng doanh nghiệp.

Công tác cải cách thủ tục hành chính của nhiều địa phương đã đạt được kết quả tốt, một số thủ tục hành chính vượt chỉ tiêu mà Nghị quyết 19/NQ-CP và cam kết đã ký với VCCI.  Tuy nhiên, cũng theo VCCI, công tác cải cách thủ tục hành chính mặc dù đã được thực hiện tốt nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp, nhà đầu tư. Một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức làm công tác giải quyết thủ tục hành chính cho doanh nghiệp, nhà đầu tư có trình độ, năng lực còn hạn chế; tình hình gây phiền hà, những nhiễu còn diễn ra, gây bức xúc cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, vẫn còn một số UBND các tỉnh chưa đảm bảo tổ chức đối thoại với doanh nghiệp công khai định kỳ ít nhất hai lần/năm.

Các địa phương đã quan tâm hơn đến việc lấy ý kiến doanh nghiệp góp ý các văn bản quy phạm pháp luật tuy nhiên mới phổ biến hình thức lấy ý kiến trên website của tỉnh, ngành, chưa đa dạng hóa các hình thức lấy ý kiến đóng góp của doanh nghiệp. Đặc biệt, tình trạng doanh nghiệp than phiền về việc các thủ tục hành chính chậm trễ, gây khó khăn, phiền hà cho doanh nghiệp vẫn còn nhiều. Nhiều địa phương vẫn chưa thực hiện đúng yêu cầu thanh tra, kiểm tra 1 lần/năm như Nghị quyết 35 đã đề ra. Việc doanh nghiệp một năm phải tiếp 6 - 7 đoàn thanh tra, kiểm toán, chưa kể các đợt kiểm tra không chính thức.

Báo Vietnamnet đưa tin, phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình phát biểu nhấn mạnh giải pháp: Chính phủ tiếp tục hoàn thiện thể chế tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển; các cơ chế chính sách phải phù hợp với thị trường và thông lệ quốc tế; huy động mọi nguồn lực, trí tuệ của người dân để phát triển kinh tế. Tiếp tục cải cách hành chính, nâng cao năng lực thực thi, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm nhũng nhiễu doanh nghiệp….

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng phát biểu nhấn mạnh vướng mắc nhất của doanh nghiệp của doanh nghiệp là vấn đề thủ tục hành chính, đất đai, thuế... Phó Thủ tướng đề nghị các bộ ngành địa phương lưu ý các kiến nghị của doanh nghiệp: Tăng cường đối thoại, có trao đi đổi lại, không nói một chiều, áp đặt; phát huy vai trò của các hiệp hội trong giải quyết vướng mắc của doanh nghiệp.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký Chỉ thị 20 “gỡ khó” cho doanh nghiệp - Ảnh 2

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Zing.vn.

Ông Vũ Đức Đam cho rằng, các cơ quan nhà nước phải quyết tâm hơn; phải rất cụ thể, doanh nghiệp, lãnh đạo Chính phủ không cần chung chung; đồng thời phải rất thiết thực, doanh nghiệp không cần những thứ hình thức; bên cạnh đó phải rất khẩn trương, không đủng đỉnh; cuối cùng phải điện tử hóa, đây là nhiệm vụ cấp bách, tất cả các dịch vụ công phải được thực hiện trực tuyến, minh bạch;...

Vào khoảng 13h15 cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có bài phát biểu tại hội nghị. Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần nói phải đi đôi với làm. Thủ tướng cho biết, Chỉ thị của Thủ tướng về chấn chỉnh công tác thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp đã được ký ngay sau đây và mang số 20, nhằm “gỡ khó” cho doanh nghiệp.

Thủ tướng khẳng định cam kết xây dựng một môi trường kinh doanh lành mạnh để tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh

Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, so với hội nghị năm trước những ý kiến góp ý gay gắt đã bớt đi rất nhiều, chứng tỏ chúng ta đã “gãi đúng chỗ” chứ không phải “ngứa trên đầu, gãi dưới chân”.

Thủ tướng cho biết trong thời gian tới, Chính phủ sẽ tập trung kiến tạo môi trường kinh doanh minh bạch, thuận lợi cho doanh nghiệp; thực thi công vụ nghiêm túc, không gây khó khăn, phiền hà cho doanh nghiệp,.. và nhấn mạnh trách nhiệm của Bí thư, Chủ tịch địa phương, Bộ trưởng trưởng ngành phải thực hiện những nhiệm vụ này.

Theo báo Tri thức trực tuyến, khoảng 2.000 đại biểu, đại diện doanh nghiệp tham dự Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp diễn ra sáng nay ở Hà Nội. Con số này cao gấp 4 lần so với hội nghị lần đầu tiên diễn ra vào ngày 29/4/2016.

Trong đó, khối doanh nghiệp tư nhân khoảng 1.500 đại biểu, khối doanh nghiệp có vốn đầu tư FDI khoảng 200 người, khối doanh nghiệp Nhà nước có khoảng 100 đại biểu cùng tham dự...

Tính chung cả lãnh đạo các tỉnh thành, doanh nghiệp tham gia hình thức trực tuyến, số đại biểu lên đến khoảng 10.000 người.

(tổng hợp)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý