Thực hư chuyện nghệ sĩ nói nhiều dễ mắc ung thư phổi

remember1 remember1 @remember1

Thực hư chuyện nghệ sĩ nói nhiều dễ mắc ung thư phổi

Các bác sĩ chuyên khoa ung bướu khẳng định, chưa có nghiên cứu nào chỉ ra, ung thư phổi có liên quan đến công việc hoạt động nghệ thuật phải nói nhiều.

28/01/2015 05:08 AM
1,234

Thời gian gần đây, dư luận đang rất quan tâm đến việc nghệ sĩ Hán Văn Tình mắc bệnh ung thư đang phải điều trị trong bệnh viện. Theo các kết quả xét nghiệm và kết luận của bác sĩ nghệ sĩ Hán Văn Tình mắc bệnh ung thư phổi đã bị di căn.

Không chỉ có vậy, nhiều ý kiến còn cho rằng, các nghệ sĩ hoạt động nghệ thuật cường độ làm việc cao, hay nói nhiều (hát tuổng chèo, cải lương, hài) thì nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi càng cao. Điển hình là những trường hợp như nghệ sĩ Hán Văn Tình, nghệ sĩ Văn Hiệp… Liệu đây có phải là sự thật?

Nghệ sĩ Hán Văn Tình mắc bạo bệnh thu hút được nhiều sự quan tâm cùa người hâm mộ.

Nghệ sĩ Hán Văn Tình mắc bạo bệnh thu hút được nhiều sự quan tâm cùa người hâm mộ.

Trao đổi về căn bệnh ung thư phổi mà nghệ sĩ Hán Văn Tình đang mắc phải, các bác sĩ chuyên khoa ung biếu cho biết, do bệnh đã chuyển sang giai đoạn di căn nên phải điều trị tích cực cho bệnh nhân, trong đó phải sử dụng những phương pháp điều trị như hóa trị, xạ trị, điều trị đích, thậm chí là điều trị kết hợp là rất cần thiết đối với người bệnh.

Theo GS.TS Mai Trọng Khoa – Phó giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, GĐ Trung tâm Y học hạt nhân và Ung biếu (BV Bạch Mai), ung thư phổi là bệnh lý ác tính phát triển từ mô phế quản, tiểu phế quản, phế nang hoặc từ các tuyến của phế quản.

Ở Việt Nam, bệnh ung thư phồi gia tăng nhanh chóng, theo con số thông kê, ở nước ta mỗi năm có khoảng 20.66 nghìn người mắc mới và 17.58 nghìn người tử vong vì bệnh ung thư phổi.

Điều đáng nói, biểu hiện lâm sàng của bệnh rất đa dạng, không đặc hiệu như: ho, tức ngực, khó thở… thông thường chẩn đoán xác định bệnh dựa vào mô bệnh học (xét nghiệm tổ chức u). Tuy nhiên, do bệnh nhân thường đến khám muộn nên việc quyết định điều trị phụ thuộc vào thể trạng bệnh nhân, mô bệnh học và giai đoạn bệnh …

Thông thường khi mắc bệnh ung thư phổi thường được điều trị theo các phương pháp: phẫu thuật, xạ trị, hóa trị. Có thể điều trị đơn thuần một phương pháp hoặc kết hợp nhiều phương pháp với nhau.

Tuy nhiên, ung thư phổi là bệnh lý ác tính, dù y học đã có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị, tuy nhiên tiên lượng vẫn còn dè dặt. Tiền sử bệnh tật, thể trạng, loại mô học ung thư phổi, giai đoạn, phương pháp và phản ứng với điều trị là các tác nhân đóng vai trò tiên lượng trong bệnh lý ác tính này.

Không có chuyện nghệ sĩ nói nhiều mắc bệnh ung thư phổi.

Không có chuyện nghệ sĩ nói nhiều mắc bệnh ung thư phổi.

Riêng về vấn đề bệnh ung thư phổi có nguy cơ mắc nhiều hơn ở những người hoạt động nghệ thuật, đặc biệt là các nghệ sĩ… Một tiến sĩ đang công tác tại Trung tâmY học hạt nhân và Ung biếu (BV Bạch Mai – xin được giấu tên), khẳng định: “Đó là quan niện không có cơ sở khoa học, cả ở Việt Nam và trên thế giới, chưa có nghiên cứu nào chỉ ra rằng nói nhiều ảnh là nguyên nhân dẫn đến ung thư phổi”.

Hiện nay, nguyên nhân dẫn đến ung thư phổi vẫn chưa rõ ràng, tuy nhiên người ta tìm thấy nhiều mối liên quan giữa các các yếu tố như: hút thuốc lá, ô nhiễm không khí, công việc tiếp xúc với môi trường độc hại như hầm mỏ, phóng xạ, công nghiệp hóa dầu…Ngoài ra, vấn đề di truyền cũng được coi là một yếu tố nguy cơ mắc căn bệnh này vì nó liên quan đến một số đột biến gen.

Để phòng tránh bệnh ung thư phổi, các chuyên gia khuyến cáo không nên hút thuốc lá, có chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, làm việc hợp lý. Đặc biệt, cần thăm khám sức khỏe định kỳ, nhất là khi thấy có các triệu chứng ho kéo dài, đau ngực …

Lê Phương

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý