Tiết lộ sốc về kem dưỡng da tự chế của ‘trùm’ mỹ phẩm handmade

remember1 remember1 @remember1

Tiết lộ sốc về kem dưỡng da tự chế của ‘trùm’ mỹ phẩm handmade

Nếu muốn loại mỹ phẩm chỉ cần bôi 1 lần mà da trắng lên được 0,5 tone, người pha chế cũng dễ dàng pha được bằng cách trộn đơn giản và đun trên bếp ga…

13/10/2015 01:59 PM
686

Mua bán, kinh doanh mĩ phẩm tự chế nở rộ nhất vẫn là trên Facebook – mạng xã hội nhiều người dùng hiện nay. Trên những trang, diễn đàn, nhóm,... có số lượng thành viên chị em phụ nữ lớn, nhan nhản những lời quảng cáo cực kì hấp dẫn như : “Kem Handmade, chiết xuất từ thiên nhiên 100% theo tiêu chuẩn Mỹ với nguyên liệu nhập ngoại” ; “Kem độc quyền công thức, không hiệu quả đền tiền 10 lần” ; “Kem làm mịn da, công thức gia truyền, chiết xuất thảo dược...”.

   - Ảnh 1 Loan chia sẻ về chuyện pha chế mỹ phẩm.

Kèm theo đó là hình ảnh những lọ kem tự pha chế, ảnh của người bán với làn da mịn màng không tì vết.

Để thực hiện bài viết, chúng tôi đã nhờ đến Loan – một nhân viên thẩm mĩ có kinh nghiệm lâu năm trong nghề, cũng từng là một “tay buôn” mỹ phẩm tự chế có tiếng trên nhiều diễn đàn, trang mạng xã hội.

Từ những bật mí của cô gái này, chúng tôi đã có thể bóc trần toàn bộ quy trình sản xuất kem tự chế của những người bán. Sự thật về chất lượng, thành phần loại kem này đằng sau những lời quảng cáo có cánh hẳn sẽ khiến nhiều chị em đang sử dụng loại mĩ phẩm này giật thót mình.

Loan cho biết, sở dĩ thời gian gần đây, nở rộ xu hướng dùng mỹ phẩm tự chế thay vì những loại mĩ phẩm nhập ngoại, phổ biến của các công ty mĩ phẩm bởi chúng có tác dụng nhanh, giá thành lại rẻ.

   - Ảnh 2 Không chỉ bán qua mạng, kem trộn còn được bày bán tại nhiều cửa hàng mĩ phẩm.

Loan cho biết, thậm chí nếu muốn chế cho một lọ mỹ phẩm chỉ cần bôi 1 lần mà da trắng lên được 0,5 tone người pha chế cũng pha được.

Theo cô gái này, mỹ phẩm tự chế tuy được quảng cáo với những tên rất “kêu” nhưng “lạ hoắc” hay được “nổ” rằng 100% chiết xuất thiên nhiên, nguyên liệu nhập ngoại... thế nhưng thực chất đều chỉ có 2 đến 3 thành phần chính: kem cốt, nước cất ( thậm chí nước khoáng) và hương liệu phụ gia tạo màu, mùi.

Kem cốt được bán nhiều ở các chợ đầu mối như chợ Thái Bình, chợ Kim Biên ở thành phố Hồ Chí Minh, hoặc ở các vùng cửa khẩu của một số tỉnh miền Bắc như Lạng Sơn, Hà Giang.

Loại kem này được bán với giá 200-300 nghìn/kg. Ngoài ra, cũng có thể sử dụng một số loại kem khác làm cốt. Đó là những hộp kem với những tên gọi rất lạ mà chỉ giới trong nghề thẩm mĩ mới biết như Thần Tiên, Sứ Tiên, kem sâm,....

Loại kem này bán theo hộp bé với giá 3.000 – 9.000/hộp. Đây là thành phần chính, chủ đạo và cũng là thành phần giúp mỹ phẩm tự chế có công dụng “thần tốc” so với các loại mĩ phẩm của những công ty lớn.

Hương liệu, phụ gia có thể là các loại mĩ phẩm phổ thông trên thị trường như kem Dove, Vaseline, sữa non cô đặc, sữa dê, sữa tươi...Hộp đựng được mua ở ngoài thị trường với giá dao động từ 500 – 10.000 đồng tùy loại.

Loan cho biết, thông thường có hai cách pha chế: Pha chế bằng cách trộn trực tiếp các loại kem với nhau hoặc đun cách thủy trên bếp gas. Công thức giữa các loại kem có thể khác nhau chút ít.

Cụ thể, với loại kem nhuộm, kem làm trắng “siêu tốc” thì lượng cốt có thể chiếm đến 90%. Ngoài ra, để kem có độ mịn, có mùi thơm dịu, người pha chế sẽ cho thêm một ít tinh dầu hoa quả.

Với loại kem dùng để quảng cáo “dưỡng da” thì có khoảng 15-20% sản phẩm kem dưỡng da Vaseline, Dove.

Khi chúng tôi hỏi, vậy với loại kem nào thì đun trên bếp gas, Loan cho biết : “Đun trên bếp gas không dành riêng cho loại nào, chỉ là nếu muốn kem có độ mịn, đều màu, thì người pha chế thường cho lên bếp gas đun cách thủy rồi cho thêm một ít nước cất vào. Vì khi đun nóng lên, kem thường sệt lại”.

“Nổ” là công thức độc quyền thậm chí công thức bí truyền, gia truyền... nhưng lượng các thành phần trong mỗi mẻ đều không được cân đo, mà chỉ bằng ước lượng trực quan qua tay, mắt.

Chúng tôi cũng thắc mắc tại sao có nhiều người quảng cáo kem của mình là “Kem cốt Thái Lan”, người gọi là “Kem body”, người thì “nổ” “Kem Handmade nguyên liệu nhập ngoại” người lại gọi là “Kem trộn”... Vậy chúng có gì khác nhau?

Thấy chúng tôi hỏi vậy, Loan bật cười : “Các anh ơi, thực chất đấy chỉ là chiêu quảng cáo đánh lừa người dùng. Vì những tên gọi trên đều chỉ duy nhất 1 loại là kem tự chế. Còn vì sao phải gọi bằng những tên ấy là do trước đây nhiều người dùng “kem trộn” bị dị ứng, họ lên Facebook vạch mặt người bán, rồi báo chí cũng cảnh báo.

Nên giờ nhắc đến kem trộn ai cũng cảnh giác. Vậy nên giới bán hàng lại phải chuyển qua những tên khác như kem cốt Thái Lan, kem Body, kem Handmade... chứ thực ra chúng là một”.

Lợi nhuận mang lại cho người bán những loại kem này cũng rất lớn. Tuy nhập, nguyên liệu đầu vào tính bằng kg, nhưng khi pha chế bán ra lại tính bằng mg.

Loan cho biết, cứ 3 hộp kem Sứ Tiên giá 3 nghìn/hộp, sau quá trình đun cách thủy, pha thêm ít nước cất, tinh dầu đóng ra được 2 hộp kem Thần Tiên, bán với giá 9 trăm nghìn/hộp.

Tính ra, lời lãi gấp cả trăm lần. Tuy nhiên, chỉ những spa mới bán được giá cao như vậy, vì khách cả tin, ai cũng cứ nghĩ kem của spa lúc nào cũng phải là kem cao cấp, thượng hạng.

Còn với thị trường Facebook, giá mỗi hộp kem tự chế theo chúng tôi tìm hiểu là 1.00 – 500 nghìn, tùy loại hộp to hay bé. Nhưng chỉ cần bán với giá ấy, so sánh chênh lệch giữa nguyên liệu và sản phẩm bán ra, mỗi hộp kem họ cũng đã ăn lời cả trăm nghìn đồng.

An Du (Còn tiếp)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý