Tìm hiểu xe bọc thép của Thủy quân lục chiến Việt Nam

mitdac1 mitdac1 @mitdac1

Tìm hiểu xe bọc thép của Thủy quân lục chiến Việt Nam

Hiện tại, xe bọc thép chiến đấu chủ lực của lực lượng Thủy quân lục chiến Việt Nam là xe BTR60 với những tính năng chiến đấu mạnh mẽ.

13/07/2014 07:36 PM
1,288

BTR-60 là thế hệ đầu tiên trong họ xe thiết giáp chở quân 8 bánh của Liên Xô, được phát triển vào cuối những năm 1950 và ra mắt vào năm 1961 để thay thế cho BTR-152 (6x6). BTR-60 không ngừng được cải tiến trong những năm 1960 cho đến khi ra mắt phiên bản cuối cùng BTR-60PB. Xét về số lượng thì BTR-60 là loại xe cơ giới quan trọng nhất và từng là loại thiết giáp chở quân tiêu chuẩn của lực lượng Lính thủy đánh bộ Liên Xô trước khi bị thay thế bởi BTR-70.

Tương tự nhiều loại vũ khí khác, BTR-60 cũng được Liên Xô viện trợ cho quân đội các nước đồng minh của họ như CHDC Đức, Bulgaria và Romania, Tiệp Khắc ... BTR-60 có mặt tại Việt Nam từ giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ, hiện nay BTR-60PB và BRDM-2 là 2 loại xe thiết giáp có trong trang bị của lực lượng  đánh bộ Việt Nam.

Mặc dù đã được thiết kế từ rất lâu nhưng BTR-60PB và BRDM-2 vẫn có thể hỗ trợ bộ đội một cách khá tốt trong các nhiệm vụ chở quân đổ bộ từ biển lẫn cơ động nhanh đến mục tiêu hay yểm trợ hỏa lực cho Hải quân đánh bộ cũng như các lực lượng khác trong .

 - Ảnh 1

BTR-60PB là xe thiết giáp tốt nhất của Việt Nam.

BTR-60PB ra mắt vào năm 1965 và là phiên bản thứ ba trong dòng BTR-60P. Dòng xe này có mẫu đầu tiên BTR-60P mui trần và không có tháp pháo, đến năm 1964 thì ra đời phiên bản BTR-60PK (hay còn được biết đến với cái tên BTR-60PA), phiên bản này đã có mui và hoàn toàn kín nhưng lại chưa có tháp pháo như BTR-60PB mà chỉ có chỗ cho xạ thủ nhô ra bắn súng máy 12,7 mm.

 - Ảnh 2

BTR-60P mui trần.

Đến phiên bản sau cuối là BTR-60PU - xe chỉ huy với những thiết bị radio đi kèm và xe chuyển tiếp chỉ huy hàng không, một phiên bản chỉnh sửa của loại BTR-60PB với cửa kính Plexiglas lớn thay cho khẩu súng máy đồng trục trên tháp pháo và một máy phát điện di động lớn phía sau xe. Tất cả các mẫu này hiện nay vẫn đang được sử dụng, mặc dù loại BTR-60P và BTR-60PK hiếm khi được nhìn thấy.

BTR-60PB có thể hoạt động trên nhiều địa hình khó khăn, trên mặt đất hoặc mặt nước, xe được dẫn hướng bởi 2 bánh trước, nơi có khả năng thực hiện những cú cua ngoặt gấp. Đầu xe dạng mũi thuyền cung cấp khả năng lội nước khá tốt đồng thời giảm sức công phá của hỏa lực bắn vào đầu xe. BTR-60 có đèn pha và thiết bị quan sát hồng ngoại giúp cho xe có thể tác chiến ban đêm ở mức tương đối.

BTR-60PB có kết cấu 8x8 với hình dáng giống như một chiếc thuyền, hai bên thành xe dạng giáp nghiêng. Giáp bảo vệ là loại thép hàn, với lái xe và trưởng xe ngồi phía trước, pháo thủ ngồi sau điều khiển tháp pháo, 12 lính ngồi ở giữa và động cơ nằm ở cuối xe. BTR-60PB có 2 cửa ra vào nhỏ dạng cửa sổ ở 2 bên hông và 2 cửa lớn ở trên nóc xe dành riêng cho binh sĩ. Tháp pháo nhỏ, đặt ở vị trí bánh xe thứ hai, là một thiết kế được cải tiến lấy từ loại xe thiết giáp trinh sát BRDM-2. Tháp pháo này có 1 khẩu súng máy hạng nặng 14,5 mm KPVT, 1 khẩu súng máy đồng trục PKT cỡ 7,62 mm bên phải và kính ngắm bên trái.

 - Ảnh 3

BTR-60PB của Hải quân đánh bộ Việt Nam.

Lái xe và trưởng xe có 2 cửa thoát hiểm hình bán nguyệt trên nóc, trước tháp pháo, 4 cửa nóc xe của lính thì hình vuông. Bên cạnh đó mỗi bên hông xe có 3 lỗ châu mai để binh lính có thể thò súng ra bắn khi cần thiết.

Khoảng cách giữa các bánh xe của BTR-60 khá đều nhau, ngoại trừ khoảng lớn hơn một chút giữa bánh thứ 2 và 3. Lốp xe là loại lốp đặc biệt có khả năng chạy kể cả khi bị trúng đạn, kết cấu bánh của BTR-60 là tiêu chuẩn cho tất cả các loại APC của Liên Xô, khi tăng tốc BTR-60PB có thể đạt vận tốc tối đa 80 km/h trên đường tốt. BTR-60 là loại xe lội nước ổn định, di chuyển trên mặt nước với tốc độ tối đa 10 km/h bởi một động cơ bơi nước chuyên dụng phía đuôi xe.

Mặc dù có giáp dày hơn các mẫu xe bọc thép trước đó, nhưng BTR-60PB vẫn rất dễ bị tổn thương bởi đạn nổ mảnh cũng như các hỏa lực khác cỡ 14,5 mm bắn đạn xuyên giáp trở lên. Bánh hơi tuy là loại đặc chủng nhưng cũng không quá khó bị chọc thủng. Các thiết bị yếu như anten hay buồng nhiên liệu dễ bị phá hủy bởi các loại hỏa lực đa dạng trên chiến trường. Người lính khi thoát ly phải trèo ra khỏi xe từ cửa nóc, nơi họ dễ trở thành mục tiêu ưa thích của đối phương. Tiếp nữa, xạ thủ phải có chiều cao tương đối để sử dụng các loại vũ khí cố định như tháp súng 14,5 mm. Những nhược điểm trên của BTR-60 đã được khắc phục phần nào ở các phiên bản sau như BTR-70/80 và đặc biệt là ởBTR-82A.

Theo Trí Thức Trẻ

Xem thêm video clip : 

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý