Tìm về bản nghèo ‘chờ đến tết để được ăn ngon’

mitdac1 mitdac1 @mitdac1

Tìm về bản nghèo ‘chờ đến tết để được ăn ngon’

Với nhiều người dân ở xã Luận Khê, huyện Thường Xuân (Thanh Hóa), một bữa cơm có đầy đủ thịt, cá là điều xa xỉ. Dù đã có nhiều chuyển biến tích cực, song cái nghèo vẫn đeo bám họ.

28/08/2014 04:29 PM
3,558

‘Muốn ăn ngon phải chờ đến tết’

So với nhiều năm trước, khi người dân xã Luận Khê, huyện Thường Xuân (Thanh Hóa) còn phải lên rừng đào củ mài, củ sắn để ăn, cuộc sống bây giờ đã khá lên nhiều ở chỗ đã có cơm ăn, điện lưới về đến từng bản làng.

Men theo con dốc nhỏ khá trơn vì trời mưa, chúng tôi đến một ngôi nhà ở bản Mơ, Luận Khê, huyện Thường Xuân. Đó là nhà bà cụ Mau, ngoài 80 tuổi. Đúng lúc bà đang dọn mâm cơm chiều. Nói là mâm cơm vậy nhưng chẳng có gì ngoài một bộ bát đũa, một niêu cơm và bát canh rau nhỏ. Bà cho biết: ‘Tôi sống một mình, mặc dù có con cái đấy nhưng chúng nó cũng đông con, mà lại nghèo nữa, đi làm thuê xa không đủ nuôi các con. Tôi có gì thì ăn vậy thôi, khi thì nắm rau rừng, khi nắm rau đay, rau muống xin được bà nấu canh ăn cho qua bữa thôi. Có hôm mệt quá không nấu được, tôi đành ăn tạm mấy miếng cơm nguội rồi đi ngủ’...      

 - Ảnh 1

Bữa cơm của người nghèo miền núi chỉ với một bát canh rau

Ngôi nhà của bà tuềnh toàng và tạm bợ, không có gì đáng giá. Đồ dùng hiện đại duy nhất trong gia đình bà có lẽ là cái bóng đèn thắp sáng. Mỗi lần trời mưa bão to, bà lại đi sang nhà hàng xóm ở nhờ. Căn nhà của bà hiện giờ cũng là nhờ nguồn vốn trong chương trình 135 của Chính phủ. Lần đó, bà được 5 triệu đồng để làm nhà, làng xóm giúp bà dựng một ngôi nhà lợp tôn và nền nhà lát xi măng. Số tiền ấy chỉ đủ có vậy, tường nhà phải làm bằng vách nứa. Đến nay, cũng gần 10 năm rồi, căn nhà đã lụp xụp hẳn đi.  

Bà tâm sự với chúng tôi: ‘Sống trong cái nghèo mãi bà cũng quen rồi. Ngày xưa không có cơm  ăn, còn phải đi đào củ mài trên rừng, hay ăn củ nâu, củ sắn. Giờ có cơm ăn áo mặc cũng là tốt lắm rồi. Còn muốn ăn ngon, phải chờ đến tết’.

Lấy động vật chết làm thức ăn

Hầu hết người dân ở đây đều là người dân tộc thiểu số, sống chủ yếu với nghề nông và làm nương rẫy. Họ sống cách xa chợ thị trấn hàng chục km, nên hiếm khi đi chợ. Bởi vậy, thức ăn hàng ngày của họ chỉ là những loại rau rừng, măng rừng hái được. Vì thiếu thức ăn, nên người dân có thói quen tận dụng mọi thứ có thể ăn được vào bữa cơm của mình. Họ ăn cả các loài động vật đã chết như cá, gà, lợn… Bởi tâm lý tiếc của mà không nỡ vứt đi và cũng không quan tâm gì tới các nguy cơ bệnh tật ẩn chứa trong đó.

 - Ảnh 2

Ngôi nhà tuềnh toàng của người dân ở xã Luận Khê, huyện Thường Xuân (Thanh Hóa)

Trao đổi với phóng viên, ông Lang Văn Hợi, trưởng thôn Mơ nói rằng: ‘So với trước kia, thôn bản đã đổi mới, có điện, có trường học cho con cháu, không nhà nào bị đói ăn như trước kia nữa. Mọi thứ đều có Nhà nước lo cả, từ hạt muối đến con lợn giống. Tuy vậy, tỉ lệ hộ nghèo vẫn còn nhiều lắm, bởi thu nhập từ việc trồng cây sắn, cây lúa thì rất bấp bênh, thiếu thốn trăm bề. Chúng tôi vẫn mong nhận được nhiều sự quan tâm hơn nữa của Nhà nước để cuộc sống người dân ngày được nâng cao hơn’.

Theo tìm hiểu, nhiều ngôi làng ở sâu trong núi như bản Kha, Thắm, Mơ, Ngọc Trà đều ở xa trung tâm và chưa có đường đi. Những ngôi nhà được hỗ trợ vài triệu đồng trước kia để xây nhà giờ cũng lại lụp xụp như cũ. Con cái cứ học hết lớp 9 là bỏ ra thành phố làm thuê, làm mướn cả.

Thiết nghĩ, người dân ở xã Luận Khê, huyện Thường Xuân đến miếng ăn còn chưa đủ thì cái nghèo bao giờ mới hết.

Lương Diễn

Xem thêm video clip : Mục sở thị 'Cò' đường thu phí dẫn qua cao tốc Hà Nội - Lào Cai

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý