Tin mới nhất - Người đàn ông 34 tuổi rơi xuống sông mất tích khi đi vệ sinh ở cầu Nhật Tân

sakura1 sakura1 @sakura1

Tin mới nhất - Người đàn ông 34 tuổi rơi xuống sông mất tích khi đi vệ sinh ở cầu Nhật Tân

Tin mới nhất Người đàn ông 34 tuổi dừng xe bước qua lan can cầu Nhật Tân (Hà Nội) để đi vệ sinh, không may trượt chân ngã xuống sông Hồng mất tích.

06/02/2017 11:18 AM
218

Người đàn ông 34 tuổi dừng xe bước qua lan can cầu Nhật Tân (Hà Nội) để đi vệ sinh, không may trượt chân ngã xuống sông Hồng mất tích.

Theo báo Trí thức trẻ, khoảng 9h tối ngày 5/2, tại đoạn giữa cầu Nhật Tân, Hà Nội xảy ra vụ tai nạn khiến người đàn ông rơi xuống sông Hồng mất tích. 

Người đàn ông 34 tuổi rơi xuống sông mất tích khi đi vệ sinh ở cầu Nhật Tân - Ảnh 1

Lực lượng chức năng đến hiện trường để tổ chức tìm kiếm nạn nhân trong đêm. Ảnh. Otofun

Thông tin đăng tải trên báo VnExpress cho hay, vào khoảng 9h tối, hai người đàn ông đi xe máy trên cầu Nhật Tân, Hà Nội, sau đó dừng đỗ bên mép cầu. "Một người bước qua lan can cầu, không may trượt chân ngã xuống sông Hồng", nhân chứng cho hay.

Lực lượng chức năng gồm cảnh sát cứu hộ cứu nạn, công an phường có mặt tại hiện trường để tìm kiếm, giải cứu nạn nhân, tuy nhiên bất thành.

Sáng nay (6/12), lãnh đạo Phòng cảnh sát cứu hỏa Tây Hồ cho biết, đêm qua khi nhận được thông tin đã cử đội cứu hộ đến để tìm kiếm nạn nhân. Đơn vị huy động xuồng máy chạy dọc theo hạ lưu trên 2 km nhưng không phát hiện ra người đàn ông gặp nạn.

"Theo người bạn đi cùng nạn nhân, hai người trên đường thăm người ốm về, khi đến cầu, nạn nhân bước qua lan can để đi vệ sinh thì gặp nạn", lãnh đạo Phòng cảnh sát cứu hỏa Tây Hồ nói và thông tin thêm, nạn nhân 34 tuổi quê ở Minh Phú, Sóc Sơn.

Lực lượng chức năng đã thông báo cho gia đình để tiếp tục tổ chức người và phương tiện tìm kiếm nạn nhân.

Cầu Nhật Tân cấm các phương tiện dừng đỗ. Tuy nhiên, lâu nay nhiều người đi xe máy, xe đạp, thậm chí ôtô đã dừng đỗ để bước ra ngoài lan can cầu, cạnh trụ giữa để đi vệ sinh.

Quyết định 06/2014/QĐ-TTg phối hợp tìm kiếm cứu nạn trên biển vùng nước cảng biển

Điều 11. Trách nhiệm phát và tiếp nhận tín hiệu cấp cứu - khẩn cấp

1. Người, phương tiện bị nạn trên biển và trong vùng nước cảng biển

Người, phương tiện bị nạn hoặc có nguy cơ bị nạn trên biển và trong vùng nước cảng biển cần trợ giúp, trừ trường hợp bất khả kháng phải phát thông tin cấp cứu - khẩn cấp theo quy định sau:

a) Thông báo cho Hệ thống đài thông tin duyên hải Việt Nam hoặc hệ thống đài trực canh của Bộ đội Biên phòng hoặc Hệ thống quan sát tàu cá của Tổng cục Thủy sản, hoặc các phương tiện đang hoạt động trên biển gần khu vực bị nạn biết để yêu cầu trợ giúp;

b) Trong trường hợp đề nghị lai dắt, cứu hộ, ngoài nội dung nêu tại Khoản 2 Điều 10 Quy chế này, cần thông báo thêm các thông số kỹ thuật của phương tiện cần lai dắt, cứu hộ để xác định phương án lai dắt, cứu hộ như: Trọng tải, chiều dài, chiều rộng, mớn nước của phương tiện;

c) Bảo đảm việc duy trì liên lạc với người, cơ quan, tổ chức đã liên lạc để thực hiện việc tìm kiếm, cứu nạn, trợ giúp (thông qua Hệ thống đài thông tin duyên hải Việt Nam hoặc trực tiếp);

d) Báo cáo kịp thời theo nội dung yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền tìm kiếm, cứu nạn trên biển và của lực lượng, phương tiện đến tìm kiếm, cứu nạn;

đ) Trường hợp đã loại trừ được nguy hiểm gây ra đối với người, phương tiện của mình phải thông báo ngay cho người, cơ quan, tổ chức đã thông tin cấp cứu - khẩn cấp để dừng việc cứu nạn.

2. Thuyền trưởng phương tiện hoạt động trên biển và trong vùng nước cảng biển

a) Trường hợp phát hiện hay nhận được tín hiệu cấp cứu - khẩn cấp gần khu vực đang hoạt động, phải có trách nhiệm đến cứu giúp người gặp nạn nếu không ảnh hưởng đến an toàn người, phương tiện của mình;

b) Thông báo cho Hệ thống đài thông tin duyên hải Việt Nam biết việc tham gia tìm kiếm, cứu nạn của mình;

c) Trường hợp không thể tham gia cứu người gặp nạn (do mất an toàn về người, phương tiện của mình hoặc đang thực hiện nhiệm vụ khẩn cấp khác) phải thông báo cho Trung tâm phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải khu vực biết.

3. Tổ chức, cá nhân khi phát hiện hoặc nhận được thông tin người, phương tiện bị nạn phải thông báo kịp thời cho các cơ quan, lực lượng có trách nhiệm tìm kiếm, cứu nạn biết để xử lý. Người cung cấp thông tin báo nạn phải chịu trách nhiệm về độ trung thực của thông tin báo nạn.

4. Hệ thống đài thông tin duyên hải Việt Nam và các hệ thống Đài thông tin tìm kiếm, cứu nạn của các Bộ, ngành, địa phương tổ chức trực 24/24 giờ để tiếp nhận thông tin cấp cứu - khẩn cấp trên biển và báo cáo cho cơ quan, tổ chức có trách nhiệm về tìm kiếm, cứu nạn.

5. Các cơ quan được giao nhiệm vụ về tìm kiếm, cứu nạn tổ chức trực 24/24 giờ để tiếp nhận và xử lý thông tin; chuẩn bị phương án và tiến hành tìm kiếm, cứu nạn.

Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ mang tính tham khảo.

(Tổng hợp)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý