Toyota ‘chống lưng’, V.League sống trong... biển tiền

beck beck @beck

Toyota ‘chống lưng’, V.League sống trong... biển tiền

Sự kiện Toyota sẽ là nhà tài trợ chính của V.League nếu xét ở góc độ kinh doanh thì đó quả là một tin vô cùng vui của bóng đá Việt Nam mà chưa cần biết đến số tiền cụ thể hãng xe hơi khổng lồ Nhật Bản sẽ bỏ ra.

29/12/2014 09:09 AM
783

Như vậy là đã 12 năm kể từ sau V.League 2002, bóng đá Việt Nam mới có một nhà tài trợ là thương hiệu nước ngoài. Thật ra, trong lịch sử của V.League, thì sau Pepsi (tài trợ 4 mùa) là đến Toyota tham gia tài trợ bóng đá Việt dù hầu hết những “đại gia” của kinh tế toàn cầu vốn quen tài trợ cho bóng đá đều đã có mặt tại Việt Nam từ lâu. Nói như vậy để thấy, có được bản hợp đồng với Toyota là một sự kiện mang tính lịch sử của bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam mà chẳng cần biết đến số tiền đại gia Nhật Bản bỏ ra là bao nhiêu. Nói cách khác, đây là “vinh hạnh” dành cho bóng đá Việt Nam.

 - Ảnh 1

Toyota trở thành nhà tài trợ của V.League kể từ 2015.

Không chỉ là vấn đề tiền, có Toyota chống lưng chẳng khác nào V.League đã khoác lên mình chiếc áo mới, sang trọng hơn khi đi cùng với doanh nghiệp hàng đầu thế giới. Chỉ cần cái tên Toyota làm bảo chứng, chẳng quá khó để V.League thu hút thêm những nhà tài trợ quốc tế khác, đặc biệt là từ Nhật Bản. Ngoài ra, thông qua nhà tài trợ “khổng lồ” này, V.League có thể đi xa hơn trên con đường phát triển bởi chẳng có gì phải nghi ngờ về khả năng tài chính cũng như tầm ảnh hưởng trong thế giới bóng đá của tập đoàn Nhật Bản.

Năm 2003, sau khi Pepsi rút lui, bóng đá Việt Nam đã rất vui khi thuyết phục được một “đại gia” trong nước khi đó là Kinh Đô tham gia tài trợ cho V.League. Vui là vì trước đó, doanh nghiệp nội chẳng quan tâm gì đến lĩnh vực tiếp thị trong bóng đá. Thế nên, việc được Kinh Đô tài trợ là bước tiến lớn của bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam.

Nhưng từ đó cũng nảy sinh nhiều vấn đề: Chính vì là doanh nghiệp nội nên sự khắt khe về tính hiệu quả cũng khó hơn khi các doanh nghiệp muốn bán được hàng trong thị trường nội địa chứ không chỉ làm thương hiệu. Chỉ được 3 năm, lần lượt Kinh Đô, Number One, Euro Window …đến rồi đi nhanh chóng. V.League phải quay sang “dựa hơi” Petro Gas, một doanh nghiệp quốc doanh, sau đó được Eximbank, một doanh nghiệp “người nhà” tài trợ. Điều đó cho thấy, hiệu quả của việc tài trợ cho V.League không cao, không thu hút nổi các doanh nghiệp trong nước thì làm sao thuyết phục những tập đoàn đa quốc gia.

Đấy chính là mối lo cho V.League sau cú bắt tay với Toyota. Có được đại gia này đã khó khăn, giữ họ ở lại với mình và đầu tư thêm cho mình mới thực sự là điều nan giải. Các chuyên gia trong giới tiếp thị đều cho rằng, với quy mô cũng như sự tác động của mình, thương hiệu V.League đáng giá đến cả trăm tỷ đồng. Thế nhưng, sau chừng đó năm làm chuyên nghiệp thì các hoạt động tiếp thị của V.League vẫn cứ giẫm chân tại chỗ. Ngay bản hợp đồng với Toyota, chủ yếu đến từ một nhà môi giới Nhật Bản nên cũng khó cho rằng VPF đã thành công trong việc bán sản phẩm có giá trị nhất của mình là V.League.

Đây là lý do mà chúng tôi cho rằng đằng sau niềm vui thì V.League cũng nên lo lắng là vừa khi có Toyota tài trợ. Nếu đây chỉ là sự giúp đỡ, thì cũng có lúc dừng lại. Nếu đây thực sự là nhu cầu của Toyota thì trách nhiệm làm hài lòng họ của V.League là vô cùng nặng nề.

Theo báo SGGP

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý