TQ đã, đang khai thác sự chia rẽ giữa các nước thành viên ASEAN

vuongxinh vuongxinh @vuongxinh

TQ đã, đang khai thác sự chia rẽ giữa các nước thành viên ASEAN

ASEAN không có một nhà lãnh đạo đủ tiềm lực và quyết tâm để giúp khu vực đạt được sự thống nhất chung nhằm đối phó với Trung Quốc ở Biển Đông.

02/07/2015 02:14 PM
251

Trung Quốc đã đàm phán với ASEAN về bộ quy tắc ứng xử Biển Đông trong 13 năm qua. Trong khi đó, Bắc Kinh tiến hành các hoạt động cải tạo đảo phi pháp nhằm thay đổi hiện trạng Biển Đông trong khi ASEAN vẫn chưa thể xây dựng một chính sách thống nhất trong giải quyết tình trạng mâu thuẫn với Trung Quốc.

Theo National Interest, sự trỗi dậy của Trung Quốc được coi như một “con cừu đen” trong vấn đề hội nhập Đông Nam Á.

Mặc dù các quốc gia trong khu vực có kế hoạch xây dựng một cộng đồng kinh tế ASEAN vào cuối năm 2015, vấn đề hội nhập chính trị-an ninh vẫn còn tiến triển chậm, một phần do nguyên tắc không can thiệp và không đối đầu của ASEAN.

   - Ảnh 1

Hội nghị thượng định ASEAN lần thứ 26 tại Kuala Lumpur, Malaysia.

ASEAN vẫn theo đuổi chính sách trong quan hệ với Trung Quốc từ những năm 1990. Chiến lược này đã không thể ngăn Trung Quốc đẩy khu vực vào tình trạng bất ổn và đe dọa sự hội nhập.

Điển hình như khi Bắc Kinh thách thức Philioppines ở bãi Cỏ Mây chỉ 9 ngày trước khi vòng đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử diễn ra năm 2014, Trung Quốc đã không quan tâm đến mục tiêu của ASEAN về trật tự hợp tác trong khu vực.

Trong khi các quốc gia thành viên ASEAN thiếu thống nhất về nhiều vấn đề chính trị và an ninh, ASEAN đang ngày càng trở thành trọng tâm phát triển của châu Á-Thái Bình Dương và tiếp tục chứng tỏ giá trị thông qua việc hội nhập và thể chế hóa đối thoại.

Thông qua ASEAN, các quốc gia có vai trò nhỏ hơn như Lào và Campuchia đã có tiếng nói trong hệ thống quốc tế. Ngoài ra, ASEAN cũng góp phần duy trì trật tự ổn định bằng việc đóng vai trò trung lập trong Chiến tranh Lạnh.

Tuy nhiên, Trung Quốc đã khai thác sự chia rẽ giữa các nước thành viên ASEAN và gây áp lực kinh tế, bao gồm cả tích cực và tiêu cực, ngăn hiệp hội đạt được sự đồng thuận về an ninh hàng hải Biển Đông.

Vai trò lãnh đạo của ASEAN không uy lực về phương diện chính trị và an ninh đã khiến các quốc gia thành viên không thể có tiếng nói chung về hành vi gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông.

Đó là lý do chính vì sao ASEAN bị chia rẽ bởi Trung Quốc. ASEAN không có quốc gia đứng lên lãnh đạo các nước láng giềng vượt qua sự khác biệt về kinh tế, chính trị và văn hóa để tạo nên sự đồng thuận chung.

Kể từ sau Khủng hoảng Tài chính châu Á năm 1997, yếu tố lãnh đạo gần như vắng bóng trong nội bộ ASEAN. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á thiếu vắng quốc gia lãnh đạo như EU có Đức.

Singapore và Thái Lan đều đã chứng tỏ khả năng lãnh đạo một cách hạn chế trong vấn đề kinh tế. Nhưng rắc rối nội bộ ở Thái Lan đã ngăn quốc gia này đóng góp nhiều hơn vai trò lãnh đạo.

   - Ảnh 2

Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario.

Sự thiếu vắng một nhà lãnh đạo thực sự, đặc biệt là có tiếng nói mạnh mẽ để giảm thiếu tối đa sự khác biệt giữa các nước thành viên đã trở thành yếu tố tạo nên rắc rối trong vấn đề an ninh.

ASEAN không có sự lãnh đạo mạnh mẽ, khiến mỗi thành viên có những hành động và chính sách riêng đối với Trung Quốc vì những quyền lợi cá nhân hơn là lợi ích chung.

Không có nhiều cơ sở hy vọng ASEAN có thúc đẩy chính sách phản đối Trung Quốc nếu như không có một nhà lãnh đạo nào cầm trịch. Liệu có một nước thành viên nào đủ khả năng để lãnh đạo hiệp hội và tạo ra sự đồng thuận với Trung Quốc?

Một quốc gia lãnh đạo khu vực phụ thuộc vào nguồn lực tài chính và con người, cam kết thực hiện vai trò lãnh đạo cũng như sự ủng hộ từ các nước láng giềng trong khu vực và quốc tế. Indonesia cho đến nay vẫn chỉ đóng vai trò tượng trưng mà không có một quyết tâm đảm nhận vị trí lãnh đạo.

Tương lai của ASEAN gắn liền với sự trỗi dậy của Trung Quốc. Trong khi các nước thành viên ASEAN còn chia rẽ về chính trị, kinh tế và quân sự, hiệp hội cần một tiếng nói mạnh mẽ để định hướng các tham vấn nội bộ và bên ngoài.

Không có một nhà lãnh đạo đủ tầm và tận tâm thực sự trong vấn đề chính trị-an ninh sẽ khiến cho ASEAN tiếp tục rơi vào vòng xoáy bất ổn chưa có hồi kết, đặc biệt là vấn đề căng thẳng Biển Đông.

Tình hình Biển Đông mới nhất sẽ được báo điện tử Người đưa tin liên tục cập nhật.

Đăng Nguyễn

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý