Trò chuyện thú vị với Chủ tịch Microsoft APAC

suachuangot suachuangot @suachuangot

Trò chuyện thú vị với Chủ tịch Microsoft APAC

Tiếp tục đưa những công nghệ mới nhất và nâng cao đầu tư, giúp Việt Nam gia tăng năng lực thế hệ trẻ về Kỹ thuật số, là cam kết của Microsoft với Việt Nam.

10/09/2013 12:05 PM
1,579

BTV đã có buổi trao đổi với ông Cesar Cernurda, President of Microsoft APAC.

Là Chủ tịch của Microsoft Châu Á Thái Bình Dương, vai trò và trách nhiệm của ông là gì? Ông nghĩ thế nào về Việt Nam?

• Microsoft bắt đầu hoạt động tại Châu Á Thái Bình Dương vào năm 1983 với 17 văn phòng tại 11 nước cùng tổng cộng 2.900 nhân viên. Văn phòng khu vực đặt tại Singapore. Chúng tôi có 100.000 đối tác tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương với 27,000 đối tác trên Mạng lưới đối tác của Microsoft MPN. Ngoài 22 đơn vị phân phối, chúng tôi còn có 80,000 cửa hàng bán lẻ tại Châu Á Thái Bình Dương. Ngoài việc phát triển và đưa các giải pháp, dịch vụ, thiết bị ra thị trường, Microsoft cũng chịu trách nhiệm quản lý về sản phẩm thương mại và tiêu dùng, dịch vụ và các hỗ trợ của công ty.

• Chúng tôi sẽ xem xét để tiếp tục phát triển và đẩy mạnh việc sử dụng các dịch vụ đám mây, di động, công nghệ xử lý dữ liệu lớn và công nghệ mạng xã hội trong khu vực.

• Việt Nam là một nước đang phát triển và có tiềm năng lớn trong ngành công nghiệp công nghệ thông tin. Tôi rất ấn tượng về những gì Việt Nam đã đạt được và sự phát triển của Việt Nam trong lĩnh vực này những năm qua. Với việc đầu tư đúng đắn về cơ sở hạ tầng CNTT cũng như có nhận thức tốt về các quyền sở hữu trí tuệ, Việt Nam sẽ có tiềm năng trở thànhquốc gia mạnh về CNTT và đạt tầm nhìn của quốc gia về phát triển CNTT, trở thành trung tâm  gia công phần mềm trong khu vực.

• Tại Việt Nam, Microsoft đã hoạt động được 16 năm với xấp xỉ 100 nhân viên và 500 đối tác địa phương. Microsoft đã đầu tư 80 triệu đô-la Mỹ tại thị trường Việt Nam thông qua các dự án như Worldwide Appathon, BizSpark, Dreamspark...Đặc biệt, trong năm 2012, dự án Microsoft BizSpark đã hỗ trợ cho 100 doanh nghiệp địa phương mới thành lập và 15,000 lập trình viên. 1.000 sinh viên/lập trình viên tại Việt Nam đã tham gia cuộc thi Windows 8 Worldwide Appathon và các khóa đào tạo phát triển hệ điều hành Windows 8. 20 trường đại học đã đăng ký Học viện CNTT Microsoft. Thông qua chương trình DreamSpark, các sinh viên chuyên ngành công nghệ của 15 trường đại học đã thực hiện hơn 60,000 lượt tải các ứng dụng và công cụ lập trình miễn phí. Đến năm 2012, chương trình Partners in Learning – Đối tác trong giáo dục đã tiếp cận với 57,000 giáo viên và 2 triệu học sinh. Mạng lưới Partners in Learning của Microsoft đã giúp kết nối hơn 66,000 giáo viên.

Chính phủ Việt Nam đã đặt ra mục tiêu và kế hoạch đầy tham vọng để biến Việt Nam thành một đất nước công nghệ thông tin tiên tiến vào năm 2020. Vậy Microsoft có chiến lược gì trong việc giúp đỡ chính phủ Việt Nam đạt được mục tiêu này?

• Như chúng ta đều biết, chính phủ Việt Nam đặt trọng tâm vào 5 mảng chính bao gồm phát triển nguồn nhân lực CNTT, phát triển ngành công nghệ thông tin, phát triển cơ sở hạ tầng CNTT và viễn thông, áp dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp và xã hội và đẩy mạnh việc nghiên cứu và phát triển công nghệ thông tin. Là một nhà tư vấn tin cậy hàng đầu trên toàn cầu về CNTT, Microsoft đã vạch ra một kế hoạch chiến lược phù hợp với kế hoạch phát triển CNTT của Việt Nam đến năm 2020 dựa trên các lĩnh vực chính như Hạ tầng CNTT – An ninh mạng, Gia tăng năng suất và năng lực cạnh tranh cho khối Doanh nghiệpp vừa và nhỏ, Phát triển nguồn nhân lực và phát triển giáo dục.

• Khi bước chân vào thị trường Việt Nam, nhiệm vụ hàng đầu mà Microsoft đặt ra là giúp người dân Việt Nam tận dụng triệt để các lợi ích mà công nghệ thông tin có thể mang lại cũng như thu hẹp khoảng cách trong lĩnh vực công nghệ số giữa Việt Nam và các quốc gia khác. Chúng tôi thực sự tin tưởng rằng những xu hướng công nghệ hiện đại, tiên tiến mà chúng tôi đang triển khai sẽ mang lại hiệu quả thực tiễn cho cuộc sống của người dân Việt Nam. Những việc mà Microsoft đã, đang và sẽ tiếp tục làm là thúc đẩy sự phát triển kinh tế, trao quyền cho thế hệ trẻ phát triển, giải quyết các thách thức xã hội và xây dựng các chính sách nền tảng cho đổi mới trong tương lai.

Câu hỏi dành cho Ông Cesar: Windows 8.1 RTM vừa ra mắt đêm qua. Ông có thể vui lòng chia sẻ một số tính năng nổi bật của phiên bản này? Ông có thể cho biết về sự phát triển của hệ sinh thái Windows 8 tại Việt Nam?

Phiên bản Windows 8.1 và Windows RT 8.1 RTM đánh dấu công đoạn phát hành để sản xuất, và đồng nghĩa với việc phần mềm đã sẵn sàng để khách hàng sử dụng rộng rãi. Trong vài tháng tới, khách hàng sẽ được sử dụng những thiết bị mạnh mẽ, từ các máy tính bảng nhỏ nhất, các máy tính xách tay nhẹ nhất và các loại máy 2 trong 1, hay cả những thiết bị đa ngành được thiết kế cho các doanh nghiệp. Về chức năng, Windows 8.1 là một bản cập nhật đầy đủ nhằm mang lại một trải nghiệm thống nhất cho khách hàng. Với giao diện máy tính trực quan, nhuần nhuyễn Windows 8.1 đem lại khả năng hoạt động uyển chuyển và linh hoạt tại bất kỳ đâu, trên mọi thiết bị, đúng như cam kết của Microsoft về sự luôn đổi mới  và luôn đáp ứng thay đổi công nghệ. Những tính năng cơ bản của Windows 8.1 như sự đột phá về Cá nhân hóa, thư viện đa dạng về hình nền, màu sắc mang tính động, khả năng mạnh mẽ về công cụ tìm kiếm, Windows Stores phong phú, kèm khả năng kết nối đám mây linh hoạt mọi nơi, mọi lúc, hứa hẹn đem lại trải nghiệm đồng bộ với cách sống của người dùng ở nhà, tại nơi làm việc, và trên đường đi. Với phiên bản Windows 8.1 Enterprise, người dùng doanh nghiệp cũng hoàn toàn có thể sắp đặt kế hoạch để triển khai nhờ bộ tính năng mới, mạnh mẽ cả về tính năng và trải nghiệm trên đa dạng thiết bị người dùng cũng như khả năng quản trị sắc bén cho nhân viên CNTT  như: Windows To Go Creator, Start Screen Control, Direct Access, BranchCache, Virtual Desktop Infrastructure (VDI), AppLocker, Windows Enterprise Side-Loading, Assigned Access, Inbox VPN Clients, Open MDM, Workplace join, Remote business data removal…

Với con số hơn 100 triệu người dùng sử dụng Windows 8, cho đến tháng 5/2013, có thể thấy rằng Windows 8 đã và đang tiếp tục chiếm được niềm tin của doanh nghiệp và người sử dụng. Hệ điều hành Windows 8 mang đến những cơ hội phát triển mới vô cùng thú vị cho các đối tác và lập trình viên. Đây là cơ hội xây dựng những ứng dụng đem lại hiệu suất cao,  giúp kết nối đám mây, cung cấp các công cụ cho phép hoàn thành công việc nhanh chóng với một môi trường luôn linh hoạt. Tôi rất vui mừng và thật sự ấn tượng với những phản hồi tích cực cũng như việc ứng dụng hệ điều hành Windows 8 tại thị trường Việt Nam

Việt Nam cũng thuộc Châu Á Thái Bình Dương – vùng lãnh thổ mà ông phụ trách. Vậy xin ông cho biết cam kết của mình dành cho người dân Việt Nam? Kế hoạch của Microsoft tại Việt Nam trong thời gian tới?

• Như bạn đã biết, Chính phủ Việt Nam tin tưởng rằng CNTT là công cụ hữu hiệu và là chất xúc tác giúp gia tăng năng lực cạnh tranh và đẩy mạnh sự phát triển của nền kinh tế quốc gia. Một tầm nhìn lớn đã được đặt ra để giúp chuyển đổi Việt Nam trở thành một nước mạnh về CNTT đến năm 2020 tập trung vào 5 mảng chính bao gồm phát triển nguồn nhân lực CNTT, phát triển ngành công nghệ thông tin, phát triển cơ sở hạ tầng CNTT và viễn thông, áp dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp và xã hội và đẩy mạnh việc nghiên cứu và phát triển công nghệ thông tin.

• Là một công ty hàng đầu trên thế giới trong lĩnh vực phần mềm, dịch vụ, giải pháp và thiết bị công nghệ, Microsoft mong muôn đem những kiến thức và kinh nghiệp chuyên môn hàng đầu trong lĩnh vực CNTT để hỗ trợ Việt Nam đạt được mục tiêu chiến lược này và giúp đất nước Việt nam chuyển đổi từ nền kinh tế dựa vào nông nghiệp sang nền kinh tế dựa vào kiến thức để đối mặt và giải quyết được những thách thức trong tương lai. Microsoft đã đưa ra chiến lược. Microsoft đã vạch ra một kế hoạch chiến lược phù hợp với kế hạch phát triển CNTT của Việt Nam đến năm 2020 thông qua 3 mảng chính bao gồm việc hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng cơ sở hạ tầng về CNTT vững chắc, gia tăng năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, phát triển nguồn nhân lực tại địa phương.

• Microsoft sẽ ủng hộ Chính phủ hiện thực hóa các kế hoạch liên quan đến công nghệ thông tin, tạo sự kết nối chặt chẽ với các đối tác Việt Nam của chúng tôi - những người am hiểu công nghệ của Microsoft và thiết lập mối quan hệ thân thiết với các khách hàng để tăng cường giá trị cũng như tiếp tục mang đến cho thị trường Việt Nam các sản phẩm và giải pháp dựa trên công nghệ tiên tiến nhất của Microsoft. Microsoft luôn luôn mong muốn mang lại những điều tốt đẹp nhất cho tất cả mọi người trên toàn thế giới, và Microsoft vẫn luôn tiếp tục thực hiện cam kết của mình trong việc giúp người dân Việt Nam tiếp cận nhiều hơn với CNTT, và giúp các doanh nghiệp Việt Nam tối ưu hóa được sức mạnh của CNTT trong công việc kinh doanh của họ.

Xin ông chia sẻ về những việc Microsoft đã làm để phát triển nguồn nhân lực cho Việt Nam?

Microsoft sẽ ủng hộ Chính phủ hiện thực hóa các kế hoạch liên quan đến công nghệ thông tin, đặc biệt là về phát triển nguồn nhân lực thông qua CNTT bởi lực lượng lao động của một quốc gia là nguồn tài nguyên có thể tái tạo và bền vững, đóng vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh quốc gia và tăng trưởng kinh tế. Và Microsoft sẽ giúp những lao động có được nhiều kinh nghiệp, kiến thức, tay nghề và liên kết tạo dựng quan hệ để tìm việc làm. Cụ thể những chương trình mà Microsoft đã tiến hành:

Trong 16 năm qua, Microsoft đã đầu tư 80 triệu đô-la Mỹ tại thị trường Việt Nam thông qua các dự án như Worldwide Appathon, BizSpark, Dreamspark… Trong năm 2012, chương trình Microsoft BizSpark đã hỗ trợ 100 doanh nghiệp mới thành lập và 15,000 lập trình viên.

Trung tâm sáng tạo Microsoft đào tạo và trang bị những kỹ năng công nghệ có giá trị cho hơn 5,000 thanh niên; 750 bạn trẻ ở độ tuổi vị thành niên (dự kiến 70% trong số đó sẽ tìm được việc làm) cũng được đào tạo tại Trung tâm Đào tạo CNTT và Sáng kiến khởi nghiệp cho thanh niên trong 2 năm. 1.000 sinh viên/lập trình viên tại Việt Nam đã tham gia cuộc thi Windows 8 Worldwide Appathon và các khóa đào tạo phát triển hệ điều hành Windows 8. 20 trường đại học đã đăng ký Học viện CNTT Microsoft. Thông qua chương trình DreamSpark, các sinh viên chuyên ngành công nghệ của 15 trường đại học đã thực hiện hơn 60,000 lượt tải các ứng dụng và công cụ lập trình miễn phí. Đến năm 2012, chương trình Partners in Learning – Đối tác trong giáo dục đã tiếp cận với 57,000 giáo viên và 2 triệu học sinh. Mạng lưới Partners in Learning của Microsoft đã giúp kết nối hơn 66,000 giáo viên. 3,500 sinh viên đã tham gia cuộc thi Imagine Cup 2012. 60 trường đại học tại Việt Nam và 350 trường phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh sử dụng tài khoản Live@edu của Microsoft. 76,000 người đăng nhập vào Live@edu hàng tháng và tổng cộng 250.00 tài khoản Live@edu được cung cấp cho các trường học. Tính đến nay, 2.000 giáo viên và 20.000 học sinh đã tham gia các khóa đào tạo sử dụng dịch vụ của Live@edu. Microsoft Việt Nam cũng vinh dự được trao tặng giải thưởng Sao Khuê danh giá và uy tín cho những nỗ lực đóng góp vì sự phát triển giáo dục Việt Nam.

PV

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý