Tròn mắt trước cách nuôi dạy con không giống ai của bố mẹ Đức

biettuot biettuot @biettuot

Tròn mắt trước cách nuôi dạy con không giống ai của bố mẹ Đức

Không chỉ nổi tiếng với cách dạy con tự lập, những bậc phụ huynh ở Đức còn có thể khiến bạn ngạc nhiên với những phương thức nuôi dạy con khác lạ và cực thú vị sau đây.

07/07/2016 11:21 AM
2,805

Luisa Weiss là chủ nhân trang blog The Wednesday Chef và cuốn sách My Berlin Kitchen. Cô mang 2 dòng máu Mỹ - Ý nhưng sinh ra tại Berlin, Đức. Năm lên 2 tuổi, Luisa chuyển về Boston (Mỹ) cùng bố khi bố mẹ cô ly dị. Hiện Luisa đang sống ở Berlin cùng người chồng tên Max và con trai Hugo năm nay 3 tuổi. Sống ở Đức đã được 3 năm, bà mẹ này đã khám phá ra rất nhiều điều thú vị trong cách nuôi dạy con của những ông bố bà mẹ người Đức.


Luisa và cậu con trai Hugo năm nay 3 tuổi.

Hãy cùng xem những chia sẻ của bà mẹ này về cách nuôi dạy con ở Đức nhé:

Sân chơi cát phổ biến khắp thành phố

Ở Berlin có rất nhiều khu vui chơi cho trẻ em, ngay cả ở trung tâm thành phố. Ở đây có những mô hình bằng gỗ và được xây trên cát. Trải cát dễ chịu hơn nhiều so với vụn gỗ hay thảm cao su được thấy ở Mỹ. Vào mùa hè, bạn có thể cởi giày và (nếu nhắm mắt lại) bạn sẽ cảm giác như mình đang đi nghỉ mát. Mọi người đều mang theo xe đẩy đựng xẻng và xô. Vì thế ngay cả khi chỉ có 2 mẹ con, đến sân chơi sẽ giúp nhóc tỳ bạn vui thích.


Những khu vui chơi ngoài trời nơi trẻ có thể nghịch cát thế
này rất phổ biến ở Đức.

Trẻ không học đọc trước 6, 7 tuổi

Đức là nước sản xuất nhiều đồ chơi nổi tiếng thế giới, từ đồ chơi gỗ Selecta, Haba & Hess cho đến các mẫu mô hình Playmobil và mô hình động vật Schleich (Hugo - cậu con trai của Luisa rất thích chơi món này). Các cửa hàng đồ chơi thường có rất nhiều món đồ an toàn, được làm từ rất ít nhựa. Còn với sách vở, không có nhiều loại sách đọc cho trẻ dưới 3 tuổi. Trẻ con ở đây không học đọc cho đến khi chúng đi học lúc 6 hoặc thậm chí 7 tuổi.

Mỗi trẻ đều có một chiếc xe đạp

Có một điều đặc biệt là người dân ở đây rất thích những chiếc xe đạp địa hình không có bàn đạp hoặc bánh phụ. Mỗi trẻ đều có riêng một chiếc xe đạp. Vì họ quan niệm rằng điều quan trọng là một khi bạn học được cách giữ thăng bằng, bạn sẽ có thể lái xe đạp được. Bạn sẽ trông thấy có rất nhiều trẻ em tầm 3 -4 tuổi đi xe đạp rất cừ.


Người Đức lại thích cho trẻ đi những chiếc xe không bàn đạp thế này.

Bữa ăn gia đình truyền thống

Người Đức có truyền thống ăn một bữa nóng (hot meal) vào buổi trưa và một bữa ăn lạnh (cold meal) vào bữa tối. Hầu hết trẻ em đều ăn tối cùng bố mẹ với những chiếc sandwich trần (open-faced sandwich, gọi là Abendbrot, hoặc bánh mỳ bữa tối). Bạn chỉ cần có vài lát bánh mỳ đen, bơ, một miếng pho mát cho mỗi lát bánh, giăm bông hoặc xúc xích ở lát bánh khác. Thêm một vài miếng dưa chuột, cà chua hoặc su hào, thế là có một chiếc sandwich truyền thống ngon lành rồi.


Bữa ăn truyền thống của các gia đình Đức.

Dạy trẻ biết phản kháng và bảo vệ bản thân

Luisa kể rằng khi Hugo được 2 tuổi, vợ chồng cô đã có buổi họp phụ huynh với giáo viên ở nhà trẻ. Cô giáo nói: “Tôi có chút lo lắng về việc thằng bé hòa nhập với những đứa trẻ lớn tuổi hơn”. Khi Luisa hỏi tại sao, cô ấy nói: “Cậu bé cần phải học cách phản kháng nhiều hơn nữa. Khi những đứa trẻ khác đến lấy đồ chơi, thằng bé không làm gì cả. Thằng bé cần phải lấy lại đồ chơi hoặc chiến đấu lại. Giáo viên chúng tôi không thể lúc nào cũng đi đấu tranh cho thằng bé được”.

Luisa đã rất ngạc nhiên bởi vì chuyện này quá khác biệt với những gì mà cô được dạy khi còn nhỏ. Ở Mỹ, cô được dạy rằng phải biết chia sẻ, phải biết thỏa hiệp. Còn ở Đức, tất cả đều là sự tự giác và đấu tranh cho quyền lợi của bạn.


Trẻ em Đức từ nhỏ đã được dạy cách phải tự đứng lên bảo vệ cho bản thân.

Khi những người bạn Đức đến chơi, Hugo muốn chơi một món gì đó với các bạn, còn các bạn bè Đức thì nói với con họ “Nào, giành lại đi! Con không muốn chơi cùng bạn đúng không ? Đến lấy lại đồ chơi đi”. Điều này không phải là gây gổ hay xấu tính gì cả mà là cách họ dạy con biết phản kháng và bảo vệ chính mình.

Bố mẹ Đức nói không với kiểu dạy con “trực thăng”

Đối với người Đức, tuổi thơ là khoảng thời gian của tự do và hạnh phúc. Vì thế, sẽ không có gì là lạ nếu bạn thấy những đứa trẻ thường hay đi bộ, đạp xe một mình đến trường và về nhà và thậm chí là đôi khi tự mua bánh ăn sáng cho cả gia đình.

Khi đứa trẻ được khoảng 7- 8 tuổi, bố mẹ chúng sẽ khuyến khích chúng tự chủ nhiều hơn. Người Đức rất coi trọng tính độc lập ở trẻ em, điều này có một chút bỡ ngỡ với những ai từng được nuôi dưỡng trong một gia đình Mỹ .


Các phụ huynh Đức rất tôn trọng quyền tự do của con cái.

Kiểu dạy con này được duy trì trong những năm tháng vị thành niên ở trẻ. Những cô cậu tuổi teen ở Đức đều có những buổi đến nhà nhau ngủ qua đêm. Khi bạn trên 14 tuổi và có người yêu, bạn có thể được phép ngủ qua đêm ở nhà người yêu và không hề bị giám sát. Các bậc phụ huynh rất thoải mái và tin tưởng con, đó là cả một nền tảng đúc kết từ sự tự chủ và lòng tin.

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý