Từ nghi án “mượn” hoạ tiết Nhật Bản – Lắng nghe ý kiến chuyên môn

mitdac1 mitdac1 @mitdac1

Từ nghi án “mượn” hoạ tiết Nhật Bản – Lắng nghe ý kiến chuyên môn

(ĐSPL)  Không ít các nhà chuyên môn như NTK Cao Minh Tiến, nhiếp ảnh gia Samuel Hoàng, điêu khắc gia Đinh Công Đạt đã lên tiếng và chia sẻ ý kiến của họ về vấn đề mượn họa tiết Nhật Bản trong BST Sắc màu Malacca BST áo dài với cảm hứng từ long bào cổ Việt Nam hiện đang gây xôn xao dư luận mới đây.

26/01/2015 01:13 PM
782

 - Ảnh 1Phóng to

Một trong những mẫu thiết kế áo dài nằm trong BST "Sắc màu Malacca" của NTK Thế Huy và Hải Long gây xôn xao dư luận vì họa tiết in ấn giống với họa tiết của Nhật Bản và không mang màu sắc truyền thống.


BST áo dài mang tên “Sắc màu Malacca” của 2 NTK Thế Huy và Hải Long hiện đang nhận được nhiều sự quan tâm, nhất là khi nó xuất hiện với vị trí để quảng bá văn hoá Việt Nam cho bạn bè thế giới.

Đây là BST áo dài có hoạ tiết và cảm hứng đa dạng, 1 chút hoạ tiết Việt truyền thống, 1 chút thổ cẩm, nhưng nổi bật hơn cả là hoạ tiết sóng đã trở thành biểu tượng của văn hoá Nhật Bản. Chính vì vậy mà thông tin của BST là “lấy cảm hứng từ long bào cổ” của Việt Nam đã gây không ít tranh luận từ cả 2 phía, những người yêu thích văn hoá nền của Nhật Bản, và những người yêu thích những chi tiết truyền thống sâu đậm như long bào cổ của các vị vua thời xưa.

 - Ảnh 2Phóng to

NTK Thế Huy và Hải Long nói rằng thiết kế của mình lấy cảm hứng từ họa tiết trên long bào cổ của Việt Nam.

Không ít các nhà chuyên môn đã lên tiếng và chia sẻ ý kiến của họ về vấn đề này như NTK Cao Minh Tiến, nhiếp ảnh gia Samuel Hoàng, điêu khắc gia Đinh Công Đạt.

Phải nói một điều, trong những năm gần đây, đã có rất nhiều nghi án vay mượn ý tưởng từ những BST của các NTK trong nước. Đa phần họ là những NTK trẻ, những người được cho là chưa có sự vững vàng về văn hoá cũng như kiến thức nền, để từ đó có thể chắt lọc khéo léo và tinh tế chứ không phải sao chép một cách rập khuôn.

Trước nghi vấn BST áo dài “cảm hứng từ long bào cổ”, Đỗ Mạnh Cường cũng từng bóng gió lên tiếng về việc Chung Thanh Phong “theo đuôi” anh trong ý tưởng bộ hình “The Twins”.

Một trường hợp tương tự, Văn Thành Công cũng từng công khai “cảnh cáo” Đinh Bách Đạt vì cho rằng NTK trẻ này vay mượn ý tưởng, cách lên dáng trong BST lấy hơi thở truyền thống của anh.

Và đến nay, đến lượt 2 NTK Thế Huy và Hải Long dính nghi án lấy ý tưởng từ tranh cổ của Nhật Bản nhưng lại đưa thông tin rằng lấy cảm hứng từ long bảo cổ.

 - Ảnh 3Phóng to

NTK Cao Minh Tiến.

NTK Cao Minh Tiến cho biết, anh nhìn thấy nhiều hoạ tiết được sử dụng trên cả chiếc áo dài, từ hoạ tiết cổ của Nhật, thổ cẩm, cho đến hoạ tiết cung đình, nhưng nếu chỉ sử dụng thông tin là lấy cảm hứng từ long bào cổ thì có phần không chính xác.

Anh nói: “Tất cả các mẫu áo dài hiện đại đều được sáng tạo và cách điệu, nên mình không đánh giá hay phán xét hoàn toàn được là nó có giống một hoạ tiết nào hay không, vì nếu giống thì còn gì là sáng tạo. Nhưng nếu được nhận xét, thì tôi gọi là cảm hứng từ trang phục cung đình thì chuẩn hơn. Những người biên tập và kiểm duyệt nên tránh nhạy cảm với từ ngữ nếu có kiến thức trong vấn đề này”.

 - Ảnh 4Phóng to

Nhiếp ảnh gia Samuel Hoàng.

Nhiếp ảnh gia hàng đầu Việt Nam, cũng là 1 trong 4 vị giám khảo của chương trình Vietnam's Next Top Model, Samuel Hoàng cũng đưa ra những nhận định sâu sắc về vụ việc “cảm hứng từ long bào cổ” này.

Anh chia sẻ: “Thứ nhất, việc chiếc váy lấy âm hưởng từ long bào này, tôi không phải là một chuyên gia về sử học nên không thể nhận định về vấn đề này, về những hình ảnh đưa ra mà tôi đã được xem trên tạp chí Heritage, thì đúng nó lấy hoạ tiết hoa văn từ Nhật Bản, tuy nhiên liệu Nhật Bản có từng lấy của Trung Quốc, hay của Việt Nam hay không thì nghiêm túc mình cần nhờ những chuyên gia về văn hoá, lịch sử thẩm định. Về chuyên môn trong nghề, tôi không thấy những trang phục đó mang tinh thần hay âm hưởng của văn hoá màu sắc việt…

Còn về vấn đề kiểm duyệt, tôi nghĩ thực ra nó là sự nhạy bén của các cơ quan truyền thông, tạp chí. Nếu như người đứng đầu tạp chí là người có thẩm mĩ và hiểu biết về thời trang, họ sẽ từ chối đăng những bộ sưu tập mà theo như đánh giá, có sự vay mượn sao chép về ý tưởng.”

 - Ảnh 5Phóng to

Điêu khắc gia Đinh Công Đạt.

Điêu khắc gia Đinh Công Đạt lại có phần gay gắt hơn: “Bức Stunami của Hokusai nổi tiếng đến mức nó trở thành Icon khi ai đó muốn thể hiện sự dữ dội của biển, nó giống như là đại sứ về văn hóa Nhật, ở đây không thể bào chữa, không thể bao biện rằng đã có sự nhầm lẫn. Cuốn Heritage cũng như một cửa sổ nhỏ cho khách bốn phương trước khi đặt chân vào Việt Nam, có thể tìm hiểu phần nào con người, văn hóa Việt.

Nhìn từ nghi án BST áo dài lấy cảm hứng từ long bào cổ, chúng ta có thể thấy rằng, nhìn nhận từ nhiều góc độ, 1 nghi án cũng có thể được “bảo vệ” theo nhiều lý lẽ, nhưng đứng từ góc độ những người nhận định có chuyên môn, đa phần các NTK, nhiếp ảnh gia… đều cho rằng, bản thân những người kiểm duyệt cần có sự cẩn thận, tinh tế và bản lĩnh hơn để tránh rơi vào những nghi án tương tự trong tương lai.

PV

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý