Từ Tổng thống Obama đến Công Phượng: Nạn nhân của truyền thông

ronandinho ronandinho @ronandinho

Từ Tổng thống Obama đến Công Phượng: Nạn nhân của truyền thông

Có điềm gì giống nhau giữa Tổng thống nước Mỹ và Công Phượng? Họ đều gặp rắc rối với tờ giấy khai sinh của mình. Và một điều nữa: cả 2 người đều là nạn nhân của giới truyền thông.

19/11/2014 09:33 PM
750

Năm 2008, khi chiến dịch tranh cử vào Nhà trắng của Barrack Obama bắt đầu, vị Tổng thống thứ 41 của nước Mỹ này gặp phải rắc rối liên quan tới pháp lý. Tỷ phú truyền thông Donald Trump đã khơi mào chiến dịch “Birthers” chống lại Obama khi cho rằng ông không sinh ra ở Mỹ (điều kiện được Hiến Pháp Mỹ quy định) nên không đủ điều kiện làm Tổng thống.

Trong lần đầu ứng cử, Obama dùng một bản in từ máy tính được chứng thực bởi các quan chức y tế Hawaii thay cho giấy khai sinh. Và tài liệu này đã được Ủy ban bầu cử Mỹ kiểm tra, chấp nhận. Tuy nhiên, bằng chứng này không đủ thuyết phục Donald Trump.

Ông trùm truyền thông này tiếp tục kéo dài mối nghi ngờ về nơi sinh của Obama cho tới tận năm 2011, khi vị Tổng thống này tái tranh cử nhiệm kỳ thứ 2. Bất đắc dĩ, Nhà trắng đã công bố tờ giấy khai sinh của Obama, vốn được cất giữ ở một trung tâm lưu trữ ở Hawaii từ khi ông sinh ra năm 1961. Việc làm này cũng không khiến Donald Trump dừng lại. Vị tỷ phú này liên tục có thêm những đòi hỏi khác về giấy chứng sinh, bảng điểm của vị tỷ phú da màu đầu tiên của nước Mỹ.

 - Ảnh 1

Tổng thống Obama từng là nạn nhân của truyền thông.

Có thể nói, cuộc chiến của Donald Trump đã khuấy động nước Mỹ trong một thời gian khá dài. Nó cũng đã thu hút một lượng lớn độc giả mà nhiều người trong số đó vốn khá thờ ơ với chính trị. Mục tiêu hạ bệ Obama của Trump không thực hiện được, nhưng có lẽ ông đã mỉm cười hài lòng với những gì đạt được trên phương diện truyền thông.

Trở lại vụ Công Phượng ầm ỹ những ngày qua, ta có thể thấy những điểm tương đồng giữa hai sự việc. Nguyễn Công Phượng không phải là ứng cử viên Tổng thống, nhưng anh là ngôi sao đang lên trong lòng người hâm mộ Việt Nam. Đã lâu lắm, bóng đá Việt Nam mới tươi sáng và tràn đầy hy vọng đến thế! Và Công Phượng xuất hiện đúng lúc người hâm mộ đang thiếu thần tượng. Vậy nên, anh dễ dàng trở thành thần tượng, và cũng dễ dàng trở thành đích ngắm của báo chí.

 - Ảnh 2

Công Phượng (áo trắng) - tâm điểm của báo chí những ngày qua.

“Chuyển động 24h” lại càng có lý do để “dấn thân” điều tra vào vụ việc này. Chương trình của họ mới chỉ ra mắt được hơn 1 tháng, đang rất cần khán giả chú ý, theo dõi. ‘Vớ’ được “vụ Công Phượng, “Chuyển động 24h” như leo lên được chiếc xuồng máy khi đang lặn ngụp tập bơi. Và thế là vụ việc bùng lên như một vụ án hình sự nghiêm trọng!

Chúng ta cần sự trong sạch trong thể thao, đó là điều hiển nhiên không ai phản đối. Điều đó cũng giống với mục tiêu của những người làm “Chuyển động 24h”. Chỉ có điều cách họ làm đã đi quá đà: xộc thẳng vào đời tư của người khác, tung hê tất cả mọi thứ ra trước công luận, trình bày với giọng điệu hả hê đắc thắng, rồi kêu gọi Công Phượng lên tiếng như thể kêu gọi một tên tội phạm ra tự thú. Tất cả những điều đó liệu có phải “vì một nền thể thao trong sạch” như họ tuyên bố?

Cách thức “Chuyển động 24h” đã làm cũng chẳng khác Donald Trump. Họ đều là những con hổ đói, sẵn sàng sử dụng quyền lực của mình biến mọi thứ trở thành miếng mồi ngon!

Hạ Vy

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý