Tư vấn pháp luật: Hoàn trả tiền tham ô có được giảm án không?

mesu mesu @mesu

Tư vấn pháp luật: Hoàn trả tiền tham ô có được giảm án không?

Con trai tôi là cán bộ nhà nước, đã bị bắt vì tham ô và đang trong thời gian giam giữ khởi tố. Nếu gia đình tôi hoàn trả số tiền mà con tôi đã tham ô thì có được giảm án không?rn(meoconyou@gmail.com)

28/04/2015 08:06 AM
309

Luật sư Đặng Văn Cường (Văn phòng luật sư Chính pháp – Đoàn luật sư thành phố Hà Nội) trả lời:

Theo quy định của bộ luật hình sự thì: Khi quyết định hình phạt, tòa án căn cứ vào quy định của bộ luật hình sự, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự (Điều 45 BLHS).

Theo đó, "người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả" cũng là một trong các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 46 BLHS.

Vì vậy, nếu người nhà của bạn (người phạm tội) mà tự nguyện bồi thường, khắc phục hậu quả - hoàn trả số tiền đã tham ô thì được coi là căn cứ để xác định tính chất của vụ án được giảm bớt mức độ nguy hiểm cho xã hội và được hưởng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 46 BLHS. Đó là những căn cứ để giảm mức hình phạt.

   - Ảnh 1

Luật sư Đặng Văn Cường.

Nếu người phạm tội không trực tiếp bồi thường mà tác động để nhờ người thân bồi thường thì cũng được hưởng tình tiết giảm nhẹ nêu trên. Nếu người thân bồi thường thay cho người phạm tội mà không phải là do người phạm tội yêu cầu, tác động thì vẫn được hưởng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 2, Điều 46 BLHS.

Tội tham ô tài sản được bộ luật hình sự quy định mức hình phạt như sau:

Điều 278. Tội tham ô tài sản

1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Gây hậu quả nghiêm trọng;

b) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;

c) Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục A Chương này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Có tổ chức;

b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

c) Phạm tội nhiều lần;

d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

đ) Gây hậu quả nghiêm trọng khác.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác.

5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Nguyễn Xinh (ghi)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý