Tưng bừng lễ hội Thánh Gióng 2015

vuongxinh vuongxinh @vuongxinh

Tưng bừng lễ hội Thánh Gióng 2015

Lễ hội Gióng đền Phù Đổng tưởng nhớ Thánh Gióng một trong “Tứ thánh bất tử” đã diễn ra sáng nay (26/5 tức mồng 9/4 âm lịch)

26/05/2015 10:45 PM
597

Ngày 26/5 (tức mồng 9/4 âm lịch), tại xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội đã tổ chức lễ hội Gióng đền Phù Đổng để tưởng nhớ Thánh Gióng - một trong những người anh hùng huyền thoại trong “Tứ thánh bất tử” của tín ngưỡng dân gian Việt Nam.
Ngay từ sáng sớm mặc dù thời tiết khá nắng nóng nhưng hàng ngàn du kh��ch đã nườm nượp đổ về khu di tích đền Gióng để tham dự ngày hội truyền thống. Hội Gióng là một trong những lễ hội đặc sắc nhất ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ và được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vào tháng 11/ 2010.

   - Ảnh 1
Cổng đền thờ Thánh Gióng

Hội Gióng mở đầu với lễ tế thánh, lễ rước cờ từ đền Mẫu về đền Thượng. Đặc biệt, trong hội Gióng có một nghi thức khá tâm linh là nghi lễ tắm Phật. Trước khi tắm phật phải gội sạch bụi trần, bằng việc rủa mặt, rửa tay bằng nước thánh gâm hoa hồng.

   - Ảnh 2
Nghi lễ tắm Phật

Tới 8h các tiết mục văn nghệ do các nghệ sĩ, diễn viên nhà hát chèo Việt Nam bắt đầu biểu diễn. Những câu hát, lời ca của họ như truyền thêm nguồn cảm hứng cho những vị khách tới tham gia và góp phần tạo nên sự đặc sắc, ấn tượng cho lễ hội này.

   - Ảnh 3
Các văn nghệ sĩ đang hát trên sông nước

Ngoài ra, tại lễ hội còn rất nhiều các trò chơi dân gian khác như: đấu vật, đánh cờ…thu hút khá nhiều người tham gia.

Đến giữa trưa chính ngọ lúc 12h-13h, màn lễ rước bắt đầu diễn ra. Tại đây, quy tụ những thanh niên trai tráng trong làng mặc trang phục màu đỏ, mỗi người cầm một chiếc gậy. Khi ngựa sắt xuất hiện, thì các thanh niên trai tráng đã tái hiện lần diệt giắc Ân bắt đầu.

Lễ hội năm nay có sáu ông Hiệu, khi màn lễ rước bắt đầu diễn ra, họ sẽ vác cờ lên, đi sau cùng đội quân phù giá tháp tùng xe long mã là một con ngựa trắng cỡ lớn, có đủ yên cương, bành, giáp, nhạc đặt trên khung xe, có bốn bánh gỗ và kéo dây dài. Xe long mã là biểu tượng linh nhất của lễ hội, tượng trưng cho Thánh Gióng lên đường ra trận.

   - Ảnh 4
Ông Hiệu trống đang đánh trống để xuất quân

Khi tới trận địa, đội quân của Thánh Gióng giao chiến với quân giặc. Cuối cùng, đội quân của Thánh Gióng trở về đền thượng mở tiệc khao quân, ăn mừng chiến thắng.

   - Ảnh 5
Hình ảnh rước ngựa trắng cùng với các ông Hiệu

Bác Nguyễn Văn Quang (Thường Tín, Hà Nội) chia sẻ: “Năm nào tôi cũng tới hội Gióng. Nhưng năm nay có lẽ đông hơn mọi năm, số lượng người về đây cũng nhiều hơn. Hằng năm cứ vào dịp này, tôi thường tới đây để làm lễ, cầu mong một năm gặp nhiều may mắn và hạnh phúc trong cuộc sống”.

   - Ảnh 6
Mọi người ngồi đợi tới khi làm lễ rước

Cũng tới tham dự lễ hội này, bạn Lê Thị Lan (sinh viên Học viện Tài chính Ngân hàng) chia sẻ: “Đây là lần đầu tiên mình được tham gia lễ hội này. Mình cảm thấy khá ấn tượng trước những tiết mục văn nghệ khi những văn nghệ sĩ hát trên sông. Và đặc biệt là cảnh những đoàn thanh niên, trai tráng tái hiện lại cảnh đánh giặc Ân”.

Sinh ra và lớn lên tại chính mảnh đất của người anh hùng này, Anh Tuấn (đội thanh niên tình nguyện trong xã) bày tỏ suy nghĩ của mình: “Mình cảm thấy đây là một lễ hội ý nghĩa. Hằng năm, mình và những thanh niên trai tráng trong làng đều tham gia lễ hội này để tưởng nhớ vị anh hùng dân tộc.”

Dưới đây là một số hình ảnh của lễ hội:

   - Ảnh 7
Trời nắng nóng nhưng mọi người vẫn đổ về xem hội Gióng

   - Ảnh 8

Trước khi ra quân, các ông hiệu vào làm lễ trong đền thờ Thánh Gióng

   - Ảnh 9
ông Hiệu được rước đi để đánh giặc

   - Ảnh 10
Tham gia trong lễ hội rước có rất nhiều em thiếu nhi dưới 10 tuổi

Trương Thị Phượng – Nguyễn Thơm

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý