Tuyến buýt nhanh gặp khó vì không lường trước sự phát triển

dinhhuong dinhhuong @dinhhuong

Tuyến buýt nhanh gặp khó vì không lường trước sự phát triển

(ĐSPL) “Thời điểm đó, Lê Văn Lương, Tố Hữu kéo dài không có ai đi, nhưng trong 10 năm trở lại đây do tốc độ phát triển của Hà Nội tăng chóng mặt.

30/06/2016 10:49 PM
294

(ĐSPL) - “Thời điểm đó, Lê Văn Lương, Tố Hữu kéo dài không có ai đi, nhưng trong 10 năm trở lại đây, do tốc độ phát triển của Hà Nội tăng chóng mặt. Quá trình nghiên cứu trước đây, chúng ta không thể lường trước được việc này.” - ông Vũ Văn Viện  - Giám đốc Sở GTVT Hà Nội cho biết.

Tuyến xe buýt nhanh (BRT) đầu tiên ở Việt Nam được thông báo sẽ đưa vào khai thác cuối năm 2016 tại Hà Nội. Tuy vậy, hiện nay vẫn còn hàng loạt bất cập về phương án tổ chức giao thông, thiết kế kỹ thuật của xe buýt BRT khi áp dụng vào thực tế của thành phố.

Xoay quanh vấn đề này, ông Vũ Văn Viện - Giám đốc Sở GTVT Hà Nội đã có những giải thích về dự án BRT đang làm dư luận quan tâm trong thời gian qua.

Buýt nhanh đang chậm vì không theo kịp thời đại - Ảnh 1

Dự án BRT vẫn đang còn hàng loạt bất cập về phương án tổ chức giao thông, thiết kế kỹ thuật của xe buýt.

Giám đốc Sở GTVT Hà Nội cho biết, dự án BRT từ bến xe Yên nghĩa về bến xe Kim Mã có chiều dài 14,7 km với tổng kinh phí hơn  55 triệu USD.

Trong quá trình đầu tư, do vốn đầu tư thấp đã lựa chọn mô hình tiến bộ hơn xe buýt nhưng không bằng tàu điện ngầm hay đường sắt trên cao, đó là tuyến buýt nhanh. Từ cơ sở đó, trong quá trình nghiên cứu giao thông tại Hà Nội, lãnh đạo Sở xác định việc triển khai dự án BRT là đúng đắn và khả thi.

Theo ông ông Vũ Văn Viện, từ năm 2007, khi nghiên cứu về dự án BRT, xác định cơ sở hạ tầng, các phương tiên giao thông là phù hợp trong điều kiện lúc bấy giờ.

“Thời điểm đó, Lê Văn Lương, Tố Hữu kéo dài không có ai đi, nhưng trong 10 năm trở lại đây do tốc độ phát triển của Hà Nội tăng chóng mặt. Quá trình nghiên cứu trước đây chúng ta không thể lường trước được việc này.” – Ông Viện cho biết.

Chính vì lý do đó, tới nay dự án tồn tại bất lợi về phương án tổ chức giao thông, thiết kế kỹ thuật của xe buýt BRT.

Theo ông Viện, do đây là tuyến BRT thí điểm nên các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới (nhà tài trợ dự án) giám sát chặt chẽ từng khâu. Hà Nội cũng thực hiện chặt chẽ những yêu cầu của Ngân hàng Thế giới khi triển khai dự án. Hiện nay, Hà Nội đang phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Thế giới để đưa ra phương án phù hợp khi vận hành tuyến xe buýt này.

Ông Vũ Văn Viện nói thêm, hiện UBND TP Hà Nội đã báo cáo với Thường trực Thành ủy những vấn đề liên quan đến tuyến BRT. Thường trực Thành ủy đã có thông báo kết luận. “Chúng tôi cũng đang cho rà soát đánh giá lại toàn bộ quá trình triển khai dự án. Từ đó, thấy được những thuận lợi, khó khăn tồn tại để đưa ra phương án tối ưu khi đưa vào vận hành khai thác”, ông Vũ Văn Viện cho hay.

Tuyến buýt nhanh Yên Nghĩa – Kim Mã là tuyến đầu tiên của Việt Nam, bởi vậy, ông Viện cho rằng, những thành công và chưa thành công của dự án này là bài học cho những dự án tiếp theo ở TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Với Hà Nội, trong quy hoạch giao thông vẫn tiếp tục nghiên cứu xe buýt nhanh. Hiện các nhà tài trợ đang nghiên cứu tuyến BRT đi Hòa Lạc.

Xuân Tùng

Nguồn: Nguoiduatin

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý