Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp ĐH, CĐ thất nghiệp năm sau cao hơn năm trước

mesu mesu @mesu

Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp ĐH, CĐ thất nghiệp năm sau cao hơn năm trước

(Công lý) 103% là con số mà Bộ GDĐT thống kê về tình trạng sinh viên sau tốt nghiệp ĐH, CĐ trong độ tuổi lao động thất nghiệp năm 2014 tăng lên so với năm 2010.

04/05/2015 08:04 AM
279

Trong báo cáo giải trình Chính phủ về vấn đề giải quyết việc làm cho sinh viên sau tốt nghiệp, Bộ GD-ĐT khẳng định, quy mô đào tạo trình độ ĐH, CĐ ở nước ta ổn định trong những năm gần đây. Như vậy, mỗi năm nước ta có trên 400 nghìn sinh viên tốt nghiệp ĐH, CĐ và trong số đó có không ít sinh viên thất nghiệp sau khi ra trường.

Căn cứ vào tỷ lệ sinh viên thất nghiệp sau khi ra trường năm 2014 so với năm 2010, thì rõ ràng đây là một con số khiến những nhà quản lý giáo dục, hoạch định chính sách phải giật mình.

Mỗi năm nước ta có trên 400 nghìn sinh viên tốt nghiệp ĐH, CĐ. Ảnh: Internet

Nói về tình trạng sinh viên thất nghiệp sau khi ra trường, Bộ GD-ĐT chỉ ra 4 nguyên nhân chính:

Một là trong công tác đào tạo đang tồn tại nhiều bất cập, ví như, đào tạo còn nặng về lý thuyết xem nhẹ thực hành; chưa chú trọng đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên; một số cơ sở đào tạo, đội ngũ giảng viên còn yếu về chất lượng, thiếu về số lượng; cơ sở vật chất nghèo nàn, trang bị lạc hậu…

Hai là việc quy hoạch phát triển nhân lực của các địa phương, bộ, ngành còn mang tính hình thức; các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức sử dụng lao động chưa chú trọng công tác định hướng và dự báo nhu cầu nhân lực cần sử dụng của mình… dẫn đến “lệch pha” giữa nguồn nhân lực nhà trường đào tạo và nhu cầu lao động thực tế.

Ba là xã hội còn tồn tại tâm lý “chuộng bằng cấp”; còn phổ biến thói quen “xin - cho”, “con ông cháu cha”;  sau khi tốt nghiệp các bạn sinh viên có tâm lý là phải xin bằng được vào các cơ quan nhà nước hoặc ở tại các thành các phố lớn mà không chịu về các tỉnh lẻ, vùng sâu vùng xa lập nghiệp.

Bốn là học phí thấp dẫn đến đầu tư cho sinh viên thấp, bởi nhà trường không có đủ nguồn lực tập trung nâng cao chất lượng đào tạọ. Trong khi đó, nguồn lực từ ngân sách nhà nước vừa thiếu vừa dàn trải, mang tính bình quân, không gắn kết với chất lượng đào tạo của nhà trường.

Để tạo động lực cho nhà trường nâng cao chất lượng sinh viên và đáp ứng nhu cầu thị trường lao động, Bộ GD-ĐT đưa ra giải pháp là thu hút nguồn lực của toàn xã hội đầu tư cho phát triển giáo dục ĐH, CĐ. 

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý