Tỷ phú rác: Làm giàu không khó!

mesu mesu @mesu

Tỷ phú rác: Làm giàu không khó!

Xin kính chào quý vị và các bạn đang theo dõi Talkshow Đa diện với chủ đề “Làm giàu từ rác”.

29/05/2015 09:35 AM
339

Buổi ghi hình được thực hiện tại trường quay Z100

MC: Trong buổi trò chuyện hôm nay, chúng ta sẽ được gặp gỡ một tỉ phú trẻ tuổi với hình thức kinh doanh mới lạ và độc đáo, lại rất có ích cho môi trường. Xin được giới thiệu anh Lê Văn Tái – Giám đốc công ty xử lý chất thải Tái Sinh. Xin cảm ơn anh đã đến tham gia chương trình!

   - Ảnh 1

Học sinh phân loại rác thải để tái chế.

Đầu tiên, anh có thể giới thiệu cho mọi người biết và hiểu thêm về ngành nghề anh đang hoạt động được không?

Tái: Xin chào các bạn, tôi là Tái, Giám đốc công ty xử lý chất thải Tái Sinh. Các công ty con của tôi có nhiệm vụ thu mua phế thải mà mọi người vẫn hay quen với giọng nói “Ai đồng, nhôm, nát sắt vụn bán đê!”. Đó là những người đi thu mua dạo và họ sẽ bán lại cho các công ty con của tôi. Các công ty con sẽ tập trung tại nhà máy và phân loại rác theo các tiêu chuẩn kiểm định rõ ràng.

MC: Vâng, anh có thể chia sẻ cho quý vị khán giả được biết, cơ duyên nào đưa anh đến với nghề này không?

Tái: Tôi không chọn nghề mà nghề chọn tôi thôi. Buôn bán sắt vụn là nghề gia truyền của gia đình tôi từ ba đời nay. Nhưng đến đời tôi, nhận thấy có tiềm năng lớn trong việc khai thác những mày mò học hỏi và tìm hiểu trong

gần ba năm trời để gây dựng nên công ty xử lý chất thải Tái Sinh.

MC: Có vẻ tên công ty nói lên mục đích hoạt động của nó?

Tái: Thực ra, nhiệm vụ của chúng tôi là tái chế các vật dụng đã qua sử dụng, nhưng tôi nghĩ không thể để tên tái chế được. Vả lại, biến những đồ vật cũ thành một thứ khác cũng có nghĩa là làm chúng tái sinh (dưới hình dạng khác) (Cười).

MC: Tái chế rác thải là xu hướng chung của thế giới, đã được các nước phát triển thực hiện từ lâu rồi vì nó vừa tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên lại vừa bảo vệ môi trường. Nhưng ở nước ta, vấn đề này vẫn chưa được quan tâm đúng mực và thực hiện hiệu quả. Vậy tại sao anh lại quyết định đi sâu vào lĩnh vực này?

Tái: Ban đầu khi tôi kinh doanh nhỏ lẻ như những gì gia đình tôi vẫn làm, chúng tôi vẫn đủ ăn đủ sống. Tuy nhiên, tôi muốn mình phải làm được nhiều hơn thế. Phát triển thêm các lĩnh vực mà mình có điều kiện và có khả năng thực hiện (mặc dù lúc đó điều kiện về tài chính là không nhiều).

Theo tôi được biết thì hằng năm, chúng ta có hàng nghìn tấn chất thải, trong đó có phân nửa, hoặc 3/4 trong số đó có khả năng tái chế. Nhưng thực tế, con số này chưa nhiều. Mà một năm, số tiền bỏ ra cho việc xử lý chúng lại cực kỳ lớn, nhưng hiệu quả vẫn chưa cao. Vậy thì tại sao mình không thử dấn thân vào con đường này để làm giàu. Hơn nữa, công việc này hoàn toàn được ủng hộ và có ích cho môi trường, xã hội nên tôi quyết tâm làm.

MC: Anh gặp những khó khăn gì trong thời gian đầu bắt tay vào lĩnh vực này?

Tái: Khó khăn thì nhiều lắm. Nhưng tôi mày mò trên mạng những thông tin mà các nước trên thế giới đang áp dụng, họ làm ở tầm vĩ mô, tôi chỉ cóp nhặt những ý tưởng sáng kiến hay để áp dụng và nhân rộng mô hình cho mình thôi. Ở các nước như Nhật Bản, Brazil, Thái Lan, Singapore, họ làm rất hay. Kế hoạch của tôi là sẽ đi đến các nước đó để học hỏi thêm kinh nghiệm.

MC: Anh có thể giới thiệu về quy trình hoạt động của nhà máy tái chế thuộc công ty Tái Sinh không?

Tái: Xin lỗi, đây là bí mật nghề nghiệp nên tôi không thể tiết lộ. Chỉ biết là chúng tôi vẫn đang hoạt động theo một chu trình khép kín từ khi thu mua phế liệu đến khâu xử lý, tái chế thành những nguyên liệu mới có ích.

MC: Công ty anh có định hướng gì trong tương lai?

Tái: Tôi ấp ủ nhiều kế hoạch về việc mở một công ty chuyên kinh doanh các đồ vật được tái chế và kinh doanh cây trồng dựa trên phân bón từ rác thải tái chế.

MC: Chúc anh thành công hơn nữa trong công việc. Còn bây giờ, thời lượng chương trình đã hết, xin chào và hẹn gặp lại.

Học sinh phân loại rác thải để tái chế

Thảo Vy (lược thuật)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý