Uống nhầm axit bé 7 tuổi phải cắt bỏ 2/3 dạ dày

baybeface1 baybeface1 @baybeface1

Uống nhầm axit bé 7 tuổi phải cắt bỏ 2/3 dạ dày

Đi học về khát nước cháu bé 7 tuổi ở Quảng Ninh uống 1 chai nước để trước sân nhưng không ngờ đó lại là chai axit pha loãng để đổ bình ắc quy. Hậu quả khiến bé phải cắt bỏ 2/3 dạ dày.

02/06/2015 09:05 PM
1,349

TS.BS Phạm Duy Hiền - Giám đốc Trung tâm phẫu thuật nội soi Nhi khoa - Bệnh viện Nhi Trung ương – cho biết: Bệnh viện vừa cấp cứu thành công cho bệnh nhi D.P.Q (7 tuổi, Quảng Ninh) uống nhầm axít.

Theo tin tức từ báo Lao Động, gia đình kể lại: trời nóng Q. đi học về nhà thấy chai nước Lavie để trước sân nghĩ là nước nên đưa miệng uống mà không biết đó là axít (đã pha loãng để đổ bình ắc quy). Ngay sau khi uống, Q. nôn liên tục được gia đình đưa đi rửa dạ dày tại bệnh viện địa phương.

   - Ảnh 1

Bé trai uống nhầm axit đang được điều trị tại bệnh viện Nhi Trung ương. (Ảnh: VnExpress)

Mặc dù vậy 1 tuần sau khi ra viện, bé trai bắt đầu nôn nhiều sau ăn, đau thượng vị, thể trạng suy kiệt dần.

Ngày 19/5, bệnh nhi được chuyển lên Bệnh viện Nhi Trung ương. Kết quả sau thăm khám, làm các xét nghiệm và nội soi dạ dày bằng ống mềm cho thấy bệnh nhi bị bỏng dạ dày và hẹp môn vị sau uống axít. Bệnh nhi đã được các bác sĩ tiến hành phẫu thuật.

Nguồn tin mới trên VnExpress, Tiến sĩ Phạm Duy Hiền, Giám đốc Trung tâm phẫu thuật nội soi Nhi khoa cho biết, nguyên nhân khiến trẻ liên tục nôn các thức ăn cũ, gây sụt cân, thể trạng suy kiệt chính là ổ sẹo bỏng lớn vùng hang vị - tiền môn vị, gây hẹp môn vị.

“Trước tình hình đó, có 3 giải pháp được đưa ra: Một là dùng nội soi ống mềm để nong môn vị, hai là mổ nối vị - tràng, ba là cắt đoạn dạ dày có sẹo bỏng. Sau khi hội chẩn giữa các bác sĩ khoa ngoại và khoa tiêu hóa, chúng tôi quyết định phẫu thuật cắt 2/3 đoạn dạ dày của bệnh nhi nhằm giải quyết triệt để nguyên nhân và phòng diễn biến ung thư hóa về sau”, bác sĩ Hiền cho biết thêm.

Sau ca phẫu thuật ngày 25/5, hiện bệnh nhi đã ổn định, vẫn cần tiếp tục theo dõi.

Xử trí thế nào khi trẻ uống nhầm axit?

Với các hóa chất bay hơi, dung dịch tẩy rửa gây ăn mòn mạnh như: Axit, bazơ hoặc xăng dầu… người lớn không được gây nôn cho trẻ.

Cha mẹ thường nghĩ rằng cần phải cho trẻ nôn ra hết sẽ hết độc nhưng đây là quan niệm sai lầm. Nếu gây nôn, khi hóa chất được đưa ra ngoài cũng là lúc hơi hóa chất có cơ hội tràn vào khí quản lần nữa làm tăng mức độ ngộ độc, gây bỏng thực quản. Trẻ dễ bị viêm phổi là do hơi của các hóa chất này xâm nhập đường hô hấp.

- Nếu trẻ tỉnh táo, không nôn, cha mẹ có thể cho trẻ xúc miệng bằng một chút nước hoặc sữa để loại bỏ chất ăn mòn còn nằm lại trong miệng rồi đưa trẻ đi cấp cứu ngay. Nếu trẻ nôn hoặc khó nuốt thì không được thực hiện động tác này.

- Tuyệt đối không tìm cách cho trẻ nôn vì hành động này có thể khiến tổn thương trở nên trầm trọng hơn.

- Đừng bao giờ tìm cách "trung hòa" axit hay bazơ bằng cách cho trẻ uống một hóa chất khác. Sự kết hợp này có thể gây phản ứng nhiệt, tiếp tục làm tổn thương trở nên nặng nề hơn.

L.A

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý