Vã mồ hôi với cuộc đua 'săn' trường, 'săn cô' cho trẻ

vuongxinh vuongxinh @vuongxinh

Vã mồ hôi với cuộc đua 'săn' trường, 'săn cô' cho trẻ

Trong khi các sỹ tử đang vật lộn với kỳ thi ĐH thì nhiều bé mới chỉ sáu tuổi cũng phải bước vào cuộc chạy đua vào lớp 1 khốc liệt không kém. Đó là “cuộc chiến” luyện chữ, học toán, học tiếng Anh, học các môn năng khiếu... trong suốt những ngày hè để có một suất vào được lớp chọn, trường điểm.

02/07/2014 07:35 AM
1,059

“Cuộc chiến” ép con “khôn sớm”

Câu chuyện về việc các bậc phụ huynh ép con “chạy sô”  ở các lớp ôn luyện, trước khi vào về những hệ lụy có thể xảy ra. Tuy nhiên, những việc làm này vẫn như... “nước đổ lá khoai”. Hàng năm, cứ vào dịp này, việc làm thế nào để con mình vào được lớp chọn, trường điểm đã trở thành việc “đại sự” của nhiều ông bố, bà mẹ nơi thành thị.

 - Ảnh 1

 Học chữ khi chưa đảm bảo về tâm sinh lý, lại học sai cách rất nguy hiểm cho việc học sau này của trẻ.

Năm học 2014-2015, ) có con gái vào lớp 1. Ngay khi bắt đầu vào hè, vợ chồng anh Viết đã sốt sắng tìm chỗ cho con ôn luyện. Sau nhiều ngày tìm hiểu, tham khảo ý kiến của bạn bè, cuối cùng anh Viết quyết định gửi con cho một cô giáo ở quận Cầu Giấy (Hà Nội) để luyện chữ, làm toán, tập đánh vần từ thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần. Riêng thứ Bảy và Chủ nhật bé sẽ đi học đánh đàn và học vẽ tại một trung tâm năng khiếu ở quận Hoàn Kiếm (Hà Nội). Anh Viết nói: “Tôi thấy hầu hết những ai có con trước khi vào lớp 1 đều cho con đi ôn luyện. Không học trước, khi vào lớp, con không theo kịp các bạn”.

Gia đình anh Hoàng Văn Minh (Hoàn Kiếm, Hà Nội) thì ép con học ngày học đêm bởi ngôi trường mà anh Minh chọn cho con mình sẽ tổ chức thi tuyển đầu vào. "Tôi cũng chẳng muốn tạo áp lực cho con, tất cả chỉ là "cực chẳng đã". Đứa con lớn của tôi đã từng theo học một trường danh tiếng của thành phố, sĩ số lúc nào cũng gần 60. Cháu học ngày, học đêm, lúc nào cũng áp lực về điểm. Các bài về kỹ năng, thực hành thì cô giáo lại bỏ qua, và nực cười nhất là đến kỳ thi môn Văn, cô giáo sẽ giúp làm dàn bài, rồi cô cũng giúp gần như hoàn thành bài và về nhà, các con chỉ việc học thuộc lòng, từng dấu chấm, dấu phẩy... để có một điểm giỏi cho kỳ thi. Học xong, thi xong thì các con quên hết". Không muốn đứa con thứ hai cũng rơi vào cảnh tương tự nên anh quyết đầu tư để con vào được ngôi trường mà ngoài dạy kiến thức còn dạy các kỹ năng sống.

"Săn" trường, "săn" giáo viên

Gần hai tháng nay, chị Nguyễn Mai Hoa (Đống Đa, Hà Nội) phải chạy đôn đáo tìm hiểu các trường và căng thẳng trước các lựa chọn cho cô con gái chuẩn bị vào lớp 1. Chị Hoa rất băn khoăn khi hầu hết con cái của bạn bè mình đều xin được vào các trường có tiếng. Chị cũng muốn con mình theo học ở những trường này để con bằng bạn bè và có sự khởi đầu tốt nhất. Tuy nhiên, khi đi mua đăng ký học cho con, chị toát mồ hôi khi biết, riêng tiền học phí của cháu đã gần 3 triệu mỗi tháng, cộng thêm cả tiền bán trú, ăn uống thì chi phí lên tới gần 6 triệu đồng. "Dù hiện tại, vợ chồng mình vẫn có thể trang trải chi phí này cho con theo học. Nhưng về lâu dài thì cần phải suy nghĩ, cân nhắc", chị Hoa chia sẻ.

Cũng bởi sự băn khoăn này, chị Hoa tìm tới một trường tiểu học công lập tìm hiểu. Học phí tại trường công lập rất hợp với kinh tế gia đình chị. Tuy nhiên, chị cũng tá hỏa khi chứng kiến cảnh một lớp có đến 60 học sinh miệt mài ghi chép còn cô giáo thì lúc nào cũng trong trạng thái căng thẳng. "Tôi cũng nghe nhiều người nói, học cấp một, chọn trường điểm đã đành nhưng quan trọng hơn là phải tìm được cho con những thầy cô giáo giỏi nhất. Có thể tôi sẽ cho con học trường công nhưng sẽ phải xin cho con vào lớp có giáo viên giỏi chủ nhiệm", chị Hoa nói.

Cũng như chị Hoa, với tâm lý “cấp một chọn cô, cấp hai chọn lớp, cấp ba chọn trường”, chị Thanh Loan (Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết: “Khởi đầu tốt nhất khi con vào học đó là phải chọn được giáo viên giỏi cho con. Cho dù là may mắn học trường tốt, nhưng lại bị học với giáo viên dở thì cũng không được”.

"Trẻ không có một tuổi thơ đúng nghĩa"

Theo tiến sỹ Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch hội Tâm lý hiện đại không sướng như nhiều người nghĩ. Trẻ em bây giờ thiếu không gian sống, không có một tuổi thơ đúng nghĩa như nhiều thế hệ trước. Hiện trẻ đang bị người lớn nhồi nhét từ A đến Z, từ ăn uống, đến học hành, thậm chí cả vui chơi. “Tôi từng chứng kiến nhiều đứa trẻ bị bố mẹ bắt học nhiều quá đến nỗi thấy sách vở là sợ hãi, hoảng loạn. Nhiều cháu suốt ngày cắm cúi, lầm lũi, học một mình, chơi cũng một mình nên sinh ra bệnh tự kỷ, ngại giao tiếp", TS. Lâm nói.

Theo lời khuyên của ông Lâm, hãy để trẻ chơi thoải mái trong những ngày hè trước khi vào lớp 1. Nếu trẻ có năng khiếu thì có thể tạo điều kiện cho trẻ học thêm để phát huy. "Đối với lứa tuổi này, những hoạt động rèn kỹ năng cho trẻ rất quan trọng. Nó quan trọng hơn là những bài văn, bài toán cụ thể. Còn với những trẻ tự nhiên biết đọc, biết viết, biết làm toán thì cứ để nó tự nhiên. Không nên lấy điều đó là niềm tự hào, hoặc lấy điều đó làm lo lắng mà ép trẻ học nhiều hơn", TS. Lâm nói.

Ong Lý

Xem thêm video clip : 

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý