Vấn nạn xuất khẩu lao động chui: Bỏ mạng nơi đất khách

mitdac1 mitdac1 @mitdac1

Vấn nạn xuất khẩu lao động chui: Bỏ mạng nơi đất khách

Tình trạng xuất khẩu lao động chui đang nở rộ ở nhiều địa phương ở Nghệ An, tiềm ẩn nhiều rủi ro khó lường. Đã có trường hợp phải bỏ mạng ở đất người cũng vì lao động chui.

19/09/2014 06:29 AM
610

Bỏ học đi xuất khẩu lao động

Chúng tôi tìm đến xã Khánh Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An), địa phương có nhiều thanh thiếu niên có hình thức xuất khẩu lao động chui bất hợp pháp để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này. Tại đây, theo số liệu thống kê của phòng Lao động thương binh chính sách xã Khánh Thành, toàn xã có gần 200 đối tượng xuất khẩu lao động đến các nước Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia… Đặc biệt, con số này tập trung ở hai xóm Tiên Khánh và Khánh Hòa của xã.

 - Ảnh 1

Bố mẹ xuất khẩu lao động hàng năm trời, những đứa trẻ ở nhà sống với ông bà.

Theo tìm hiểu, tình trạng xuất khẩu lao động chui ở xã Khánh Thành trong hai năm trở lại đây tăng mạnh, xuất phát từ những trường hợp đã vượt biên trái phép dễ dàng, làm ăn suôn sẻ. Những lao động vượt biên trái phép đã có công việc ở nước ngoài thường gửi về cho gia đình 10-20 triệu/ tháng. Thấy dễ dàng, nhiều thanh niên trong xã đã ùa theo phong trào vượt biên trái phép sang Trung Quốc mà không có bất cứ loại giấy tờ nào.

Trao đổi về vấn đề này, ông Phan Văn Tài, xóm trưởng xóm Khánh Hòa cho biết: “Con em trong xóm đa phần xuất khẩu lao động sang thị trường Trung Quốc vì chi phí đi rẻ, lương lại cao. Chi phí bỏ ra cho những người môi giới chỉ từ 5 – 6 triệu đồng để sang bên kia và mỗi tháng thu được tiền lương gần như gấp 3, gấp 4 nên thanh niên ở đây rủ nhau đi hết. Đặc biệt có những gia đình có con học hết lớp 7, lớp 8 cũng cho đi sang kiếm tiền vì công việc nhẹ nhàng nhưng lương cao…”.

“Nhiều học sinh cấp 2, cấp 3 trong xóm đều đua nhau bỏ học để đi xuất khẩu lao động. Con gái thứ năm của nhà tôi năm nay học lớp 9 nhưng cũng nằng nặc xin tôi cho đi theo các bạn sang Trung Quốc làm nhưng tôi không cho”, ông Tài, người dân xóm Khánh Hòa chia sẻ.

Xem thêm video: Người lao động trở về từ Libya giờ ra sao.

Hậu quả khó lường

Việc vượt biên mà không cần một loại giấy tờ hợp pháp, không có sự phê chuẩn của cơ quan nhà nước, không chịu sự bảo hộ của tổ chức… đã dẫn đến nhiều trường hợp rủi ro.

Vụ việc anh Phạm Công Hoan ở huyện Nghi Lộc (Nghệ An) hẳn đã khiến nhiều người phải suy nghĩ về việc xuất khẩu lao động chui này.

 - Ảnh 2

Di ảnh của nạn nhân xuất khẩu lao động chui, anh Phạm Công Hoan.

Tính đến nay, đã 3 tuần kể từ ngày anh mất nơi đất khách nhưng xác thì vẫn chưa thể về với gia đình. Lý do ở đây là việc anh Hoan cũng đã sang lao động ở Trung Quốc nhưng chỉ là theo đường dây du lịch, không giấy tờ hợp pháp nên không có cơ sở để giải quyết. Đến khi có sự việc không hay xảy ra, gia đình cũng chẳng biết đến ai để cầu cứu.

Ở xóm Tiên Khánh, xã Khánh Thành, huyện Đô Lương (Nghệ An), cảnh người già nuôi cháu nhỏ không khó bắt gặp bởi bố mẹ của chúng đã đi xuất khẩu lao động, để lại cháu nhỏ cho ông bà nuôi. Biết là vất vả, nuôi con rồi đến nuôi cháu, nhưng vì miếng cơm manh áo của con cháu, các ông bà vẫn tháng ngày nuôi “con mọn” lần hai.

Trong khi đó, anh Nguyễn VănThanh (SN 1988), trú tại xóm 2, xã Nghi Long, huyện Nghi Lộc sau gần 6 tháng “làm chui” bên kia biên giới có chia sẻ: “Sang đó làm việc gần như đi tù, chúng tôi không được thấy ánh sáng mặt trời. Mỗi ngày, chúng tôi làm việc 12 tiếng, thời gian còn lại chỉ đủ để ăn uống và nghỉ ngơi một chút. Nếu ra ngoài bị bắt sẽ bị bắt đi cải tạo do đó chúng tôi không bị mất quyền đi lại. Công việc chỉ quanh quẩn trong xưởng nhỏ, lại chiếm nhiều thời gian. Vì thấy làm việc tù túng quá, chúng tôi đã bỏ về”. Tình trạng này cũng xảy ra tương tự với anh Đới Sỹ Tiến (SN 1985), trú tại xã Phú Nhuận, huyện Như Thanh (Thanh Hóa).

Nhớ lại ngày đó, anh Tiến kể: “Sang tới Trung Quốc, tôi cùng với 5 người nữa được đưa lên một con tàu rồi đưa ra biển đi đánh cá chứ không phải đi thu hoạch hoa quả. Họ hứa sẽ trả cho chúng tôi 8 triệu đồng/tháng, bao ăn uống, ngủ nghỉ. Nhưng do ở miền núi, không quen với việc đi biển nên tôi thường xuyên say sóng, không làm được công việc của người đi biển và bị chủ tàu đánh đập thường xuyên. Họ còn dọa nếu không chịu làm họ sẽ ném xuống biển. Làm được gần 1 tháng, chúng tôi vào bờ đổ hàng và tiếp nhiên liệu chuẩn bị đi chuyến khác thì cảnh sát ập đến bắt. Sau khi bị nhốt hơn 1 tháng tại trại tị nạn, tôi mới được thả tự do về nước với 2 bàn tay trắng”.

Trao đổi về công tác tuyên truyền cho con em trong địa phương về vấn đề xuất khẩu lao động, anh Phan Bá Tường, Trưởng ban chính sách, văn hóa, xã hội xã Khánh Thành cho hay: “Chúng tôi luôn chú trọng công tác tuyên truyền, vận động cho con em qua loa truyền thanh, những buổi họp hướng nghiệp đầu năm về vấn đề hậu quả của tình trạng xuất khẩu lao động chiu. Tuy nhiên, trước nhu cầu về cơm, áo, gạo, tiền, họ vẫn rời địa phương đi một cách tự phát và chính quyền cũng không kiểm soát được hết…”.

Thúy An – Thu Hải

Xem thêm video clip : Phẫn nộ clip: Ông bố đánh dã man vào đầu đứa con nhỏ

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý