Vay dự trữ ngoại hối dễ khiến đồng Việt Nam rơi vào bấp bênh

forlife forlife @forlife

Vay dự trữ ngoại hối dễ khiến đồng Việt Nam rơi vào bấp bênh

Khối Nghiên cứu Kinh tế của Ngân hàng HSBC phát đi báo cáo phân tích tình hình kinh tế và ngoại hối với tiêu đề: “Việt Nam có nên tận dụng nguồn dự trữ ngoại tệ?”

26/05/2015 08:09 AM
601

   - Ảnh 1

Nguồn dự trữ ngoại hối và tiền tệ đang gặp nhiều khó khăn

Theo nguồn dữ liệu, Chính phủ Việt Nam vừa đề xuất kế hoạch mượn khoản dự trữ ngoại tệ của mình sau những nỗ lực phát hành trái phiếu Chính phủ bất thành.

Tuy nhiên, HSBC cảnh báo, việc NHNN phải dùng nguồn dự trữ ngoại tệ để bảo vệ tỷ giá và tài trợ vốn cho các dự án Chính phủ sẽ khiến đồng Việt Nam rơi vào thế bấp bênh. Dự trữ ngoại tệ hiện nay chỉ ở khoảng 2,5 tháng nhập khẩu, thấp hơn nhiều so với mức tối thiểu cần thiết là ba tháng. Do đó, NHNN dường như không có dư địa để cho Chính phủ vay.

Một giải pháp dễ dàng hơn để giải quyết nguyên nhân gốc rễ của vấn đề là sửa đổi Nghị quyết 78 đã có hiệu lực trong năm nay vốn buộc Bộ Tài chính phải phát hành trái phiếu với kỳ hạn bằng hoặc dài hơn năm năm.

Quốc hội đã bắt đầu kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá XIII sẽ thông qua 11 dự án luật và một nghị quyết, trong đó có sửa đổi Luật Ngân sách Nhà nước. Nếu như Nghị quyết 78 được sửa đổi cho phép Bộ Tài chính phát hành trái phiếu có kỳ hạn ngắn hơn năm năm sẽ làm giảm áp lực cho tình hình hiện tại. Ngay cả khi nghị quyết này không được sửa đổi, theo quan điểm của chúng tôi, đề xuất sử dụng khoản dự trữ ngoại tệ cũng khó được thông qua. Nhiều hy vọng đã được đặt ra trong kỳ họp này.

Tại cuộc họp Chính phủ tháng 4 vừa qua, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai đã đề nghị Chính phủ sử dụng nguồn dự trữ ngoại tệ của NHNN làm nguồn cấp vốn thay thế.

Một lý do khác khiến nhu cầu yếu đối với trái phiếu dài hạn yếu có thể là những dự luật vừa mới được ban hành gần đây như Thông tư 36 giới hạn các ngân hàng thương mại sử dụng các nguồn vốn ngắn hạn của mình để đầu tư trái phiếu Chính phủ.

Có thể nói rằng ngoại tệ không phải là giải pháp dễ thực thi. Bất kỳ quyết định nào về việc Chính phủ được vay tiền từ nguồn dự trữ ngoại tệ cũng sẽ gây rủi ro đến sự ổn định tiền đồng. NHNN ra chính sách duy trì một biên độ giao dịch hẹp cho cặp tỷ giá USD/VND (+/-1%) mang ý nghĩa rằng nguồn dự trữ ngoại tệ là một công cụ cần thiết đảm bảo sự ổn định tỷ giá. Không may đối với NHNN, nguồn dự trữ đang thấp hơn so với thông lệ và thấp hơn ngay cả với các nền kinh tế khác.

Các yếu tố thị trường đã thúc đẩy NHNN giảm giá tiền đồng hai lần trong năm nay, giảm giá tiền đồng 1% vào ngày 7/1 và thêm 1% nữa vào ngày 7/5. NHNN khó có thể phá giá tiền đồng thêm một lần nữa dựa trên cam kết vào tháng 12 năm ngoái là không giảm giá tiền đồng quá 2% trong năm nay.
Khả năng FED tăng lãi suất vào cuối năm nay có thể là một nguyên nhân mới giúp USD mạnh lên và buộc NHNN phải tận dụng nguồn dự trữ ngoại tệ của mình. Nếu như nguồn dự trữ ngoại tệ của NHNN được đưa vào sử dụng cho việc cấp vốn các dự án phát triển của Chính phủ thì điều này sẽ khiến cho NHNN trở nên thiếu cơ sở để duy trì với các cam kết và giữ vững uy tín của mình.

Tâm lý tiêu cực xung quanh những vấn đề này đã khiến tỷ giá USD/VND giao dịch ở nửa cao của biên độ mặc dù mới phá giá gần đây. Hy vọng sẽ có một vài giải pháp thay thế khác chẳng hạn như lựa chọn việc phát hành trái phiếu trên thị trường quốc tế. Kỳ vọng trong năm nay NHNN sẽ không phá giá tỷ giá USD/VND thêm một lần nữa và duy trì mức tỷ giá dự báo của chúng tôi ở mức 21.750 vào cuối năm.

Từ những dữ liệu HSBC đưa ra có thể thấy rằng nếu như nguồn dự trữ ngoại tệ của NHNN được đưa vào sử dụng cho việc cấp vốn các dự án phát triển của Chính phủ thì điều này sẽ khiến cho NHNN trở nên thiếu cơ sở để duy trì với các cam kết và giữ vững uy tín của mình. Do đó cần có một sự cân nhắc trong việc dự trữ ngoại tệ.

Hoàng Hà

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý