Vì sao chị em bị huyết trắng?

remember1 remember1 @remember1

Vì sao chị em bị huyết trắng?

(Sức khỏe) Hấu hết các chị em đều mắc bệnh huyết trắng. Đây là một loại bệnh rất dễ mắc phải nhưng lại ít người hiểu cặn kẽ về nó. Hãy cùng Phunutoday tìm hiểu về căn bệnh này nhé!

15/03/2014 07:35 AM
10,784

Cuộc sống hiện đại với bao bộn bề, lo toan khiến nhiều chị em vô tình hình thành những thói quen mới. Có những thói quen có lợi cho công việc, có những thói quen lại trở thành kẻ “ám sát” cho sức khỏe của chị em. Thực tế cho thấy, ngày càng nhiều chị em phụ nữ bị viêm nhiễm phụ khoa, đặc biệt là huyết trắng vì những thói quen rất đời thường.  

Bệnh huyết trắng là gì

Huyết trắng hay còn là khí hư, giữ vai bôi trơn trong đời sống sinh lý thể hiện tình trạng nội tiết, sức khoẻ của người phụ nữ.

Huyết trắng có vai trò giữ cho âm đạo luôn ẩm, chống các vi khuẩn gây bệnh xâm nhập cơ thể. Tuy nhiên khi nhiều mầm bệnh tấn công vượt quá khả năng bảo vệ của loại dịch này dẫn đến viêm nhiễm gọi là bệnh huyết trắng.

Huyết trắng bình thường

 - Không hiện diện các dấu hiệu như kích thích, ngứa, đau hoặc đau khi giao hợp.

 - Ống sinh dục và cơ quan sinh dục ngoài bình thường.

 - Huyết trắng trong, trắng đục, ít, không hôi.

 - Thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt, lúc có thai hoặc lúc giao hợp.

 - Không cần điều trị.

 - Không có dấu hiệu gì ở người giao phối.

 Huyết trắng bệnh

huyết trắng

 - Hiện diện các dấu hiệu như ngứa, bỏng rát, giao hợp đau, tiểu đau, tiểu nhiều lần, đau âm ỉ vùng bụng thấp.

 - Số lượng nhiều, có mùi hôi, màu sắc thay đổi như vàng, xanh, trắng đục đóng thành váng.

 - Thường xảy ra sau giao hợp, sẩy thai, sau sinh…

 - Cần phải điều trị.

 - Có thể có triệu chứng ở người giao phối

Nguyên nhân bệnh huyết trắng:

Thức khuya

Thức khuya không chỉ khiến cơ thể  mệt mỏi, sa sút tinh thần, trí nhớ kém, khó tập trung… mà còn dễ gây rối loạn nội tiết tố, khiến chị em có nguy cơ mắc các bênh phụ khoa. Thức đêm nhiều cũng làm cho nội tiết tố trong cơ thể thay đổi, sức đề kháng giảm, môi trường trong âm đạo bị khô khiến huyết trắng (khí hư) ra nhiều, vùng kín bị ẩm ướt, gây khó chịu, bất tiện cho sinh hoạt hàng ngày.

Mặc quần ẩm ướt, bó sát

Tại vùng sinh dục có rất nhiều vi khuẩn, nấm men thường trú. Mặc quần áo ướt hoặc bị ẩm, nhất là quần lót là điều kiện thuận lợi để vi nấm phát triển và tăng sinh nhanh chóng. Ngoài ra, với những chị em có sở thích mặc quần áo chật hoặc bó sát khiến mồ hôi ứ đọng gây ẩm ướt cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ phải đối mặt với huyết trắng.

Lạm dụng băng vệ sinh hàng ngày

Ngày càng nhiều phụ nữ lựa chọn băng vệ sinh hàng ngày để thay cho các phương pháp vệ sinh truyền thống bởi sự tiện dụng mà nó mang lại. Nhưng trong thực tế nó lại là cách dẫn bệnh lan truyền cho vùng kín. Khi sử dụng quá thường xuyên hoặc dùng băng vệ sinh suốt ngày mà không thay dễ khiến tác dụng “bảo vệ thấm hút khô thoáng” của băng thành nơi lưu giữ vi trùng, vi khuẩn có hại, gây bệnh phụ khoa.

Vệ sinh vùng kín không đúng cách

Thụt rửa sâu trong âm đạo không theo chỉ định của bác sĩ, lạm dụng dung dịch vệ sinh, thuốc đặt âm đạo, sử dụng các loại dung dịch không phù hợp với cơ địa... là những nguyên nhân có thể gây mất cân bằng hệ sinh lý "vùng kín”, tạo điều kiện cho vi khuẩn xấu gia tăng và gây bệnh phụ khoa. Thậm chí việc chị em vệ sinh quá kỹ “vùng kín” cũng là không tốt, bởi nếu không làm đúng cách, việc vệ sinh của chị em có thể làm bệnh tình ngày càng nặng thêm.

Quan hệ tình dục không an toàn

Thực hành tình dục không an toàn là con đường ngắn nhất khiến chị em dễ bị lây nhiễm các bệnh tình dục, bệnh phụ khoa và các vấn đề rắc rối khác trong sức khỏe sinh sản. Hiện có tới hơn 20 bệnh lây truyền qua đường tình dục mà chị em có thể mắc phải nếu thường xuyên không sử dụng các biện pháp an toàn khi quan hệ.

Để giúp chị em “sống chung” với huyết trắng, việc thay đổi quan niệm và thói quen xấu gây hại cho vùng kín là thật sự cần thiết. Chỉ cần dành chút thời gian quan sát, chú ý đến những chi tiết nhỏ nhặt trong cuộc sống là chị em đã tự bảo vệ sức khỏe cho chính mình.

Theo các chuyên gia y tế, dù huyết trắng có thể gặp ở chị em trong mọi lứa tuổi nhưng việc phòng ngừa là không khó. Quan trọng nhất là chị em cần lựa chọn cho mình phương pháp phù hợp. Một số chú ý sau sẽ giúp chị em “miễn dịch” với huyết trắng: Vệ sinh âm đạo hàng ngày, năng thay đồ lót; sử dụng nguồn nước sạch, mặc đồ lót rộng rãi, thoáng mát, quan hệ tình dục an toàn, hạn chế thức khuya,  ăn uống sinh hoạt điều độ, tập luyện thể thao thường xuyên, khám sức khỏe định kỳ 3-6 tháng/lần/năm.

 

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý