Vì sao có khe hở giữa đoàn tàu Cát Linh - Hà Đông và ke ga?

mitdac1 mitdac1 @mitdac1

Vì sao có khe hở giữa đoàn tàu Cát Linh - Hà Đông và ke ga?

Ban Quản lý dự án Đường sắt, Bộ Giao thông vận tải lý giải, đoàn tàu trong quá trình di chuyển sẽ có lắc ngang, để tránh đoàn tàu va chạm với ke ga trong quá trình di chuyển thì phải bố trí khe hở g

22/05/2017 02:20 PM
223

Ban Quản lý dự án Đường sắt, Bộ Giao thông vận tải lý giải, đoàn tàu trong quá trình di chuyển sẽ có lắc ngang, để tránh đoàn tàu va chạm với ke ga trong quá trình di chuyển thì phải bố trí khe hở giữa mép ngoài ke ga với phía ngoài toa xe của đoàn tàu.

Theo tin tức báo Dân Trí đăng tải, vào ngày 20/5, Ban Quản lý dự án Đường sắt, Bộ Giao thông vận tải "mở cửa" tàu đường sắt trên cao Cát Linh- Hà Đông (Hà Nội) tại điểm ga La Khê, để người dân Thủ đô tham quan. 

Trong quá trình tham quan, nhiều ý kiến cho rằng khe hở giữa tàu và ke ga rộng không đảm bảo an toàn giao khách lên/xuống tàu Cát Linh- Hà Đông.

Giải đáp thắc mắc trên, Ban Quản lý dự án đường sắt cho hay: “Đoàn tàu trong quá trình di chuyển sẽ có lắc ngang, để tránh đoàn tàu va chạm vào ke ga trong quá trình di chuyển thì phải bố trí khe hở giữa mép ngoài ke ga với phía ngoài toa xe của đoàn tàu”.

Ban Quản lý dự án đường sắt nhấn mạnh, đối với dự án đường sắt đô thị tuyến Cát Linh - Hà Đông, được Thiết kế và thi công theo quy chuẩn GB50157-2003 của Trung Quốc, khoảng cách giữa mép ngoài ke ga với phía ngoài toa xe là từ 80-100mm, đối với đoạn đường cong không được lớn hơn 180mm. Dự án được thiết kế và thi công đảm bảo đúng quy chuẩn.

Vì sao có khe hở giữa đoàn tàu Cát Linh - Hà Đông và ke ga? - Ảnh 1

Khe giữa tàu và nền nhà ga quá rộng. Ảnh: Tri Thức Trực Tuyến

Do đoàn tàu chưa tiến hành đóng điện để căn chỉnh lại hệ thống thủy lực giảm xóc dẫn đến đoàn tàu có hiện tượng bị nghiêng ra phía ngoài ga nên nhìn thấy khe hở có rộng hơn so với yêu cầu. Sau khi đoàn tàu được đóng điện, căn chỉnh thủy lực sẽ đảm bảo đúng quy chuẩn thiết kế” - lãnh đại Ban Quản lý dự án Đường sắt lý giải.

Theo báo TTXVN, về một số tồn tại về thi công như kính cường lực của lan can có tấm bị nứt, bu lông còn thiếu hoặc chưa được vặn chặt, Ban quản lý dự án đường sắt cho rằng, nhà thầu thi công vẫn đang tiếp tục hoàn thiện lắp đặt lan can kính lối lên xuống cầu thang. Dự án vẫn đang trong quá trình thi công lắp đặt thiết bị, nên tại một số vị trí các bu lông mới được lắp định vị, để tiện cho việc căn chỉnh.

Được biết, dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông được khởi công tháng 10/2011 với tổng mức đầu tư trên 18.000 tỷ đồng, sử dụng vốn vay của Trung Quốc. Tuyến đường dài gần 13 km, gồm 12 nhà ga đi toàn bộ trên cao.

Theo kế hoạch, tháng 10/2017 dự án sẽ chạy thử liên động toàn hệ thống và dự kiến quý II năm 2018 dự án sẽ đưa vào khai thác thương mại.

Đoàn tàu Cát Linh- Hà Đông được thiết kế với tốc độ tối đa là 80km/h, tốc độ khai thác trung bình là 35 km/h, khoảng cách trung bình giữa các ga là 1,15 km. Thời gian giãn cách chạy tàu tối thiểu trong giai đoạn đầu là 6 phút, giai đoạn giữa là 4 phút và giai đoạn sau là 2-3 phút. Thời gian di chuyển 13 km từ đầu tuyến đến cuối tuyến vào khoảng 25,56 phút.

Tổng hợp

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý