Vì sao đàm phán hạt nhân Iran thất bại?

vuongxinh vuongxinh @vuongxinh

Vì sao đàm phán hạt nhân Iran thất bại?

Sau một tuần đàm phán ở Vienna, cuộc đàm phán về vấn đề hạt nhân Iran rút cục vẫn bế tắc và phải kéo dài thêm 7 tháng nữa.

26/11/2014 07:40 AM
583

Vào ngày chót 24/11, hội nghị của nhóm “P5 + 1” (bao gồm Hoa Kỳ, Nga, Trung Quốc, Pháp, Anh và Đức) vẫn không tìm ra được một giải pháp nào toàn diện cho vấn đề hạt nhân của Iran. Bộ trưởng Ngoại giao Anh, Philip Hammond tuyên bố các bên đàm phán đã quyết định kéo dài thời hạn đàm phán đến 30/6/2015.

Ông Hammond cũng cho biết các cuộc đàm phán giữa nước Cộng hòa Hồi giáo Iran và các cường quốc sẽ tiếp tục diễn ra theo các điều khoản của Hiệp định tạm thời tại Geneva vào tháng 11/2013.

Mặc dù các bên có hy vọng rất lớn về cuộc đàm phán để đạt một thỏa thuận mà theo đó có thể mở đường cho việc bình thường hóa quan hệ với Iran, cuộc đàm phán đã không thể đi đến một thỏa thuận cụ thể.

Nguyên nhân bởi vì Mỹ và một số nước muốn Iran giảm một nửa số lượng máy ly tâm hiện có để đổi lấy việc được dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt vốn đang gây tác động nặng nề lên nền kinh tế của nước này nhưng Iran kiên quyết bảo vệ quyền được phát triển năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình.

 - Ảnh 1

Ngoại trưởng John Kerry trong cuộc đàm phán.

Tehran cũng yêu cầu phương Tây phải ngừng lệnh phong tỏa các tài khoản của Iran ở các ngân hàng nước ngoài đồng thời yêu cầu gỡ bỏ lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc và phương Tây áp đặt lên hoạt động xuất khẩu dầu của họ. Nhóm P5+1 tỏ ra chần chừ với yêu cầu này vì họ muốn có đảm bảo chắc chắc rằng Iran sẽ tuân thủ thỏa thuận sẽ đạt được.

Mặc dù không đạt được thỏa thuận nào, Ngoại trưởng Mỹ vẫn tỏ ra lạc quan với cuộc đàm phán và cho rằng họ đã có những “tiến bộ đáng kể”. Ông John Kerry cũng quyết tâm bảo vệ quyết định mở rộng cuộc đàm phán và kêu gọi cộng đồng quốc tế và Quốc hội Mỹ tiếp tục hỗ trợ cho vấn đề này. Ông nói tại Vienna: “Sẽ thật là ngốc nghếch nếu chúng tôi từ bỏ nỗ lực”.

Trong khi đó, việc kéo dài cuộc đàm phán cũng gây ra các nghi ngại. Nhiều người cho rằng cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân trong khu vực có thể bị đẩy nhanh . Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất, đối thủ bao đời nay của Iran, đã bắt đầu đặt nền tảng cho một chương trình hạt nhân dân sự. Ngoài ra, tất cả có thể khiến các cuộc chiến chống phổ biến vũ khí hạt nhân nổ ra và gây nên sự bất ổn trong khu vực.

Bên cạnh đó, các cuộc đàm phán kéo dài có thể sẽ gửi đi những tín hiệu sai lệch và củng cố vị thế của các đảng đối lập ở cả Iran và Mỹ. Trong khi họ đang phải đối mặt với sự phản đối mạnh mẽ từ các đảng đối lập vì các cam kết trong nội bộ đất nước, những khó khăn trong bàn cờ chính trị sẽ nối tiếp nhau vì các cuộc thảo luận đã không thành công sau một năm đàm phán liên tục.

Minh Tiến (lược dịch)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý