Vì sao doanh nhân có bài diễn văn gây chấn động từ chối lương 2 tỷ để về VN?

forlife forlife @forlife

Vì sao doanh nhân có bài diễn văn gây chấn động từ chối lương 2 tỷ để về VN?

Doanh nhân Trần Vinh Dự, người có bài diễn văn gây chấn động giới trẻ VN cho biết ông luôn cảm thấy được là chính mình khi sống ở Việt Nam, cái mà ông không có được khi sống ở Mỹ.

12/01/2015 07:30 AM
6,469

 

Doanh nhân Trần Vinh Dự (SN 1977) hiện là Tổng Giám Đốc của công ty tài chính TNK Capital và cổ đông sáng lập của tập đoàn ISmart Education tại thành phố Hồ Chí Minh.

Ông tốt nghiệp cử nhân kinh tế (1999) và làm giảng viên trường ĐH Kinh tế, thuộc Đại học Quốc Gia Hà Nội (1999-2001).

Ông từng tốt nghiệp thạc sĩ (2003) và tiến sĩ kinh tế (2007) tại Đại học Texas tại Austin (University of Texas at Austin).

Quá trình học và nghiên cứu của ông tại đây được tài trợ toàn bộ bởi quỹ học bổng Harvard Yenching, thuộc Đại học Harvard.

Ông từng là chuyên gia kinh tế của tập đoàn ERS Group (Washington DC và San Francisco, Hoa Kỳ) (2007-2010) và là cố vấn kinh tế cao cấp của tập đoàn Vina Capital (Tp. Hồ Chí Minh) (2010).

Dù cuộc đời ông trải qua nhiều thất bại, nhưng doanh nhân, tiến sỹ Trần Vinh Dự vẫn nói rằng: “Điều tôi sợ nhất là sự bằng phẳng chứ không phải đau khổ hay hạnh phúc” và nếu nói về cuộc đời ông thì chỉ vỏn vẹn trong từ “biết ơn”.

Nhiều người cho rằng, việc ông bỏ một công việc mức lương cao 2 tỷ đồng/năm ở Mỹ để trở về Việt Nam là quyết định “ngu ngốc”.

Nói về nguyên do bỏ Mỹ thì tôi vẫn luôn tự thấy tôi là người mang trong mình cái gốc văn hóa Việt. Vì thế, tôi luôn cảm thấy tôi được là chính mình khi sống ở Việt Nam, cái mà tôi không có được khi sống ở Mỹ.

Hơn nữa, ở Việt Nam tôi cảm giác thấy mình có ích hơn, còn ở Mỹ có tôi hay không thì cũng chẳng tạo ra sự khác biệt gì dù nhỏ nhặt. Được sống thật với con người mình và cảm thấy cuộc sống của mình có ích cho ai đó là hai yếu tố then chốt mà tôi không thể sống thiếu. Đó cũng là lý do chính tại sao tôi về Việt Nam.".

 - Ảnh 1

Doanh nhân Trần Vinh Dự hiện là Tổng Giám Đốc của công ty tài chính TNK Capital và cổ đông sáng lập của tập đoàn giáo dục ISmart Education tại thành phố Hồ Chí Minh.

Từng có thời gian xin việc, 6 năm học tiến sỹ ông từng túng quẫn nghĩ đến việc tự sát. Trải lòng về “thần dược” giúp ông vượt qua được các thất bại đó ông Dự cho biết: "

Tôi tự cho mình là một người dám chấp nhận thất bại. Thất bại đầu đời của tôi là trong năm đầu Đại học. Tôi vào học Đại học Quốc Gia Hà Nội năm 1995 và đặt mục tiêu phải lấy được học bổng để đi Úc học ngay trong năm đầu tiên.

Để làm được việc đó, tôi phải đứng đầu trường về thành tích học tập. Kết quả học tập của tôi năm đó đứng đầu trường.

Nhưng đáng tiếc là chương trình học bổng của Úc mà tôi nhắm tới năm đó kết thúc. Giấc mơ không thành, tôi đã khóc nhiều ngày, nhưng tôi không bỏ cuộc.

Khi tốt nghiệp Đại học, tôi cũng tốt nghiệp đứng đầu khoá. Tôi được trường Đại học Quốc Gia Hà Nội giữ lại làm giảng viên. Thế nhưng mức lương khi đó chỉ có 400 nghìn đồng mỗi tháng, đủ cho tôi uống café và ăn sáng vài ngày.

Tôi nộp hồ sơ xin việc ở nhiều nơi, và trong suốt 6 tháng trời, tôi chỉ nhận được hết cái lắc đầu này tới cái lắc đầu khác. Lại một thất bại nữa.

Sự thất bại trong việc tìm việc làm tốt và lương cao khiến tôi nhận ra tôi cần phải làm tốt hơn nữa. Tôi đã dành một năm tự học và xin học bổng.

Thời kỳ này áp lực lớn tới mức tóc trên đầu tôi rụng từng mảng. Tôi cao 1m74, và khi đó tôi chỉ nặng hơn 50 kg đôi chút.

Nhưng nỗ lực của tôi cuối cùng không uổng. Tôi được nhận học bổng của viện Harvard Yenching tại trường Đại học Harvard và được nhận vào học tại Đại học Tổng hợp Texas tại Austin. Năm 24 tuổi, tôi bắt đầu qua Mỹ học tiến sĩ Kinh tế.

Gần 6 năm học tiến sĩ là một thời kỳ gian khổ, đặc biệt là trong giai đoạn làm luận án.

Các thất bại liên tiếp trong nghiên cứu và áp lực phải thành công để tốt nghiệp là đặc biệt nghiêm trọng.

Nếu thời gian kéo dài quá lâu, học bổng của tôi sẽ hết, và tôi sẽ phải bỏ cuộc và về Việt Nam với hai bàn tay trắng. Vì thế nhiều lúc quẫn trí tôi đã tính đến việc tự sát.

Thế nhưng cuối cùng tôi vẫn vượt qua được. Khi tôi tốt nghiệp đầu năm 2007, tôi là một trong 3 nghiên cứu sinh được đánh giá cao nhất trong số khoảng gần 20 tiến sĩ Kinh tế tốt nghiệp năm đó của trường.

Ngay từ trước khi ra trường, tôi đã có việc làm tại Mỹ với mức lương khởi đầu 6 con số, tức là hơn 100 nghìn USD/năm.

Năm 2010, tôi về Việt Nam và bắt đầu làm việc cho một Quỹ đầu tư lớn nhất nhì Việt Nam trên cương vị cố vấn kinh tế cao cấp. Nhiều người ngăn cản quyết định này. Nhiều người cho tôi là ngu ngốc.

Và quả thật, tôi bị sa thải chỉ sau 3 tuần làm việc ở tập đoàn này. Lý do, các lãnh đạo của họ sợ những gì tôi nói và viết có thể ảnh hưởng đến tương lai chính trị của tập đoàn. Lại một thất bại nữa. Lần này nặng hơn vì tôi đã 33 tuổi.

Nhưng chính nhờ thất bại này, sự nghiệp của tôi rẽ sang một lối đi mới. Tôi tham gia cùng các bạn bè thân hữu của mình xây dựng công ty tài chính TNK Capital, giờ là một công ty tư vấn tài chính uy tín ở Việt Nam.

Từ công ty này, chúng tôi lập ra Ismart Education, một công ty tiên phong ở Việt Nam trong lĩnh vực giải pháp giáo dục số, và đầu tư vào Học viện Giáo dục Hoa Kỳ, là công ty sở hữu trường Cao đẳng Nghề Việt Mỹ.

Cái giúp tôi vượt qua những thất bại đó chính là sự động viên, giúp đỡ của những người xung quanh. Từ gia đình, người thân, các giáo sư trong trường (đặc biệt là giáo sư hướng dẫn, người mà tôi luôn kính trọng gọi là người đỡ đầu về tinh thần), đến bạn bè xa gần. Những sự giúp đỡ, hỗ trợ đó không tự dưng mà đến. Nó phải xuất phát từ một mầm mống bên trong con người của bạn và những người xung quanh chỉ giúp cái mầm xanh nhỏ bé ấy lớn lên.Đó là sự chân thành, cầu thị, ý muốn thay đổi (mặc dù tự bạn có thể không thay đổi được) và sự cởi mở, chấp nhận cho người khác thấy mình cần được giúp đỡ.

Tôi rất thích một câu trong Kinh Thánh mà tôi luôn tâm niệm, đó là: “"Ask and it will be given to you; seek and you will find; knock and the door will be opened to you”. Tôi tạm dịch là: “Hãy cứ tìm kiếm rồi bạn sẽ thấy; hãy cứ hỏi rồi bạn sẽ có câu trả lời; hãy cứ gõ cửa rồi cánh cửa sẽ mở ra”. Dĩ nhiên sẽ chẳng có cái gì dễ dàng, nhưng nếu cứ kiên trì rồi một ngày nào đó câu trả lời sẽ có".

Về bài diễn văn nói trong lễ tốt nghiệp của sinh viên trường Cao đẳng Nghề Việt Mỹ vào năm 2014 đang được chia sẽ mạnh mẽ trên mạng xã hội, doanh nhân Trần Vinh Dự bày tỏ:

"Tôi không dám dùng từ “giống”. và bài phát biểu của ông ấy tại Đại học Stanford là một trong những bài phát biểu trước sinh viên hay nhất mọi thời đại.
Ngược lại, tôi chỉ là một người Việt Nam bình thường giống như bạn và những người Việt Nam khác mà chúng ta hay gặp hàng ngày ở ngoài đường. Bài viết của tôi là một bài viết mang đậm tính cá nhân, là một sự chia sẻ rất riêng tư giữa tôi và các sinh viên của trường Cao đẳng Nghề Việt Mỹ tốt nghiệp năm 2014. Thành thật mà nói là khi viết bài này tôi bị ảnh hưởng rất lớn của bài nói chuyện của Steve Jobs và bài nói chuyện của tiến sĩ Jill Biden (vợ của đương kim Phó Tổng thống Mỹ), từ kết cấu 3 điểm đến một số nội dung trong bài. Tuy nhiên, tôi phải nói thật là tôi không bao giờ dám, kể cả trong mơ, so sánh bài phát biểu của mình với hai bài phát biểu kia. Tôi nghĩ các bạn nên tìm đọc hai bài kia vì cả hai đều là những bài phát biểu tuyệt vời".

Ngọc Anh (Tổng hợp)

 

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý