Vì sao Lào coi trọng mối quan hệ đối tác kinh tế với Trung Quốc?

mitdac1 mitdac1 @mitdac1

Vì sao Lào coi trọng mối quan hệ đối tác kinh tế với Trung Quốc?

Lào coi Trung Quốc là đối tác kinh tế chiến lược, giúp hiện thực hóa các mục tiêu phát triển quốc gia, bao gồm việc xây dựng tuyến đường sắt cao tốc Côn MinhViêng Chăn.

01/08/2015 08:00 AM
52

Trang mạng Eurasia Review mới đây đã đăng tải bài phân tích mối quan hệ Lào-Trung Quốc và vị trí của Lào trong sáng kiến "Vành đai, Con đường" do Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát động.

Trong cuộc gặp với Thủ tướng Lào Thongsing Thammavong vào tháng 4/2014, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện để hoàn toàn mục tiêu chiến lược quốc gia.

Ông Tập cho rằng hợp tác Lào-Trung Quốc nên tập trung vào các lĩnh vực chiến lược như năng lượng, khai thác tài nguyên, du lịch xanh và xây dựng cơ sở hạ tầng. Đáp lại, Thủ tướng Lào cam kết tham gia vào sáng kiến “Vành đai, Con đường” của Trung Quốc.

   - Ảnh 1

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Lào Thongsing Thammavong.

Mặc dù Lào đạt mức tăng trưởng GDP gần 7%, con số này chủ yếu đến từ lĩnh vực có tỷ lệ việc làm thấp như thủy điện. Chính phủ Lào đặt mục tiêu xóa đói giảm nghèo thông qua các chiến lược phát triển kinh tế và hiện đại hóa cơ sở hạ tầng.

Với việc mỗi năm có khoảng 90.000 người dân Lào tham gia vào thị trường lao động, áp lực hiện đại hóa và công nghiệp hóa ngày càng tăng. Do đó, Lào hoan nghênh sáng kiến “Vành đai, Con đường” của Trung Quốc, vốn sẽ có thể giúp Lào hiện thực hóa những mục tiêu quốc gia.

Nền kinh tế Lào mở cửa

Sáng kiến “Vành đai, Con đường” trong lĩnh vực giao thông và hạ tầng năng lượng ở Lào dựa trên chương trình Hợp tác kinh tế tiểu vùng Mê Kông mở rộng (GMS). Chương trình bắt đầu từ những năm 1990 do sáng kiến của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) nhằm thay đổi xây dựng thị trường thương mại chung giữa các nước thuộc vùng Mekong và các tỉnh miền nam Trung Quốc như Quảng Tây và Vân Nam.

Ngoài việc tham gia GMS, Lào đã gia nhập ASEAN (1997) và WTO (2013), điều này đã giúp nền kinh tế Lào mở cửa đón nhận đầu tư và thương mại nước ngoài. Trong hai thập kỷ qua, GDP Lào luôn tăng trưởng hàng năm đạt mức 6,7%.

Lào có vị trí chiến lược trong vai trò cầu nối giữa Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á khác. Việc Lào tham gia kế hoạch mạng lưới đường sắt Đông Nam Á của Trung Quốc cho thấy, chính phủ Lào mong muốn đưa đất nước trở thành quốc gia kết nối trong khu vực.

   - Ảnh 2

Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng giao thông của Lào hiện vẫn còn yếu. Lào cần phải cải thiện nhiều hơn nước trước khi muốn tận dụng vị trí địa lý trở thành trung tâm hậu cần trong khu vực.

Tuyến đường sắt xuyên Á

Trung Quốc coi các nước vùng Mekong bao gồm Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam là chìa khóa cho sáng kiến “Vành đai, Con đường”. Khu vực hứa hẹn đem lại tiềm năng phát triển với số dân hơn 320 triệu người, kim ngạch thương mại 150 tỷ USD với Trung Quốc năm 2013.

Tuyến đường sắt xuyên Á là yếu tố quan trọng trong chiến lược Vành đai Kinh tế Con đường Tơ lụa nếu như nhận được sự ủng hộ của các quốc gia trong khu vực. Tuyến đường sắt này sẽ giúp kết nối thành phố Côn Minh với Singapore. Từ Singapore, đường sắt dẫn tới Malaysia và Thái Lan. Ở Thái Lan, tuyến đường sắt chia làm 3 nhánh dẫn đến Lào Myanmar và cuối cùng là Campuchia, Việt Nam.

Lào coi tuyến đường sắt xuyên Á này là chìa khóa cho sự phát triển và ưu tiên dự án xây dựng trong Kế hoạch 5 năm lần thứ 8. Tuyến đường sắt cao tốc Côn Minh-Viêng Chăn bao gồm quá trình xây dựng 154 cây cầu, 76 đường hầm và 31 nhà ga. Dự án tiêu tốn khoảng 7 tỷ USD dựa trên khoản vay từ Trung Quốc.

Các chuyên gia ADB và Ngân hàng Thế giới (WB) cho rằng dự án sẽ khiến Lào rơi vào vòng xoáy nợ nần, với khoản vay chiếm tới 90% GDP hàng năm. Tuy vậy, chính phủ Lào coi khoản nợ chỉ là vấn đề ngắn hạn giúp phát triển đất nước về lâu dài.

“Biến đất đai thành trung tâm”

   - Ảnh 3

Vị trí địa lý chiến lược của Lào là một trong những nguyên nhân thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) của Trung Quốc. Năm 2014, Bắc Kinh là nhà đầu tư lớn nhất ở Lào với hơn 5 tỷ USD. Trung Quốc cũng trở thành thị trường xuất khẩu chính của Lào với kim ngạch thương mại 3,6 tỷ USD năm 2014.

Con số này sẽ còn tăng với sự tham gia của Lào trong sáng kiến “Vành đai, Con đường”. Nguồn vốn FDI từ Trung Quốc trong các lĩnh vực nông nghiệp, thủy điện, khai thác khoảng sản và du lịch phù hợp với chiến lược biến “đất đai thành trung tâm” của chính phủ Lào những năm 1990.

Trung Quốc cũng là một trong những nhà đầu tư ODA lớn nhất của Lào. ODA từ Trung Quốc chủ yếu tập trung vào phát triển cơ sở hạ tầng và giao thông. Bên cạnh quan hệ Lào-Trung Quốc, sự hỗ trợ về kinh tế cũng giúp Lào cải thiện trong lĩnh vực quân sự và hợp tác an ninh.

Trong lĩnh vực năng lượng, Lào được đánh giá có tiềm năng tạo ra 26.500 MW từ thủy điện. Nhằm tối ưu hóa tiềm năng và đưa Lào trở thành “nguồn năng lượng của Đông Nam Á”, chính phủ Lào đã đề ra kế hoạch xây dựng 70 đập thủy điện trên sông Mekong.

Đa số đập thủy điện sẽ được xây dựng với thiết kế từ Trung Quốc. Lào cũng mong muốn xuất khẩu điện năng từ thủy điện sang Thái Lan.

Việc Trung Quốc tăng cường hiện diện trong lĩnh vực kinh tế tại Lào và các quốc gia vùng Mekong đã khiến Nhật Bản quan ngại. Tokyo cam kết hỗ trợ thêm 6,17 tỷ USD ODA cho 5 quốc gia trong khu vực.

Mặc dù Nhật Bản là nhà tài trợ ODA lớn nhất ở Lào, chính phủ Nhật và ADB không quan tâm đến dự án đường sắt Côn Minh-Viêng Chăn vì đây là cơ hội để Trung Quốc gia tăng tầm ảnh hưởng ở Lào.

Đăng Nguyễn

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý