Vì sao nhiều hộ gia đình vẫn đòi được nghèo?

mitdac1 mitdac1 @mitdac1

Vì sao nhiều hộ gia đình vẫn đòi được nghèo?

(ĐSPL) Việc nhiều hộ gia đình không muốn thoát nghèo hoặc đòi nghèo là tình trạng chung của các hộ cận nghèo hiện nay. Đó là tâm lý thụ động, ỷ lại và không muốn phấn đấu. Các hộ gia đình chưa muốn thoát nghèo bởi họ muốn được hưởng những chính sách ưu đãi mà đảng và Nhà nước đem lại.

27/11/2015 08:59 PM
100

Tin tức báo Đời sống & Pháp luật đã đăng tải, vừa qua, người dân thôn Tương Chúc (xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội) xôn xao trước thông tin gia đình ông Bí thư Chi bộ thôn Vũ Văn Hiệp 10 năm thuộc diện hộ nghèo dù có nhà 3 tầng, con trai có xe taxi riêng kinh doanh.

Trường hợp của gia đình Bí thư Vũ Văn Hiệp được nhiều người dân trong thôn cho là không xứng đáng, bởi nhiều hộ khác có hoàn cảnh khó khăn hơn nhưng không được nằm trong danh sách.

Lý giải về việc có nhiều hộ gia đình dù không nghèo nhưng vẫn đòi nghèo hoặc không muốn thoát nghèo, GS. Nguyễn Đình Tấn -  Giám đốc Viện Xã hội học Việt Nam cho biết nguyên nhân vì họ không muốn tuột mất những ưu đãi của Nhà nước.

 - Ảnh 1Phóng to

Ngôi nhà của Bí thư Chi bộ thôn Tương Chúc.

Chuyên gia xã hội học Nguyễn Đình Tấn phân tích: Việc nhiều hộ gia đình không muốn thoát nghèo hoặc đòi nghèo là tình trạng chung của các hộ cận nghèo hiện nay. Đó là tâm lý thụ động, ỷ lại và không muốn phấn đấu. Các hộ gia đình chưa muốn thoát nghèo bởi họ muốn được hưởng những chính sách ưu đãi mà đảng và Nhà nước đem lại.

Theo GS. Nguyễn Đình Tấn, Đảng và Nhà nước đã có những chính sách ưu đãi đặc biệt dành cho những hộ gia đình nghèo, qua đó góp phần giúp các hộ khó khăn trang trải cuộc sống. Tuy nhiên điều đó lại khiến các hộ dựa vào để ỷ lại, tha thiết đòi nghèo vì muốn được nhận những chính sách ưu đãi từ Nhà nước.

“Đối với nhiều hộ nghèo, bản thân họ hoàn toàn có thể vươn lên tự lực và thoát nghèo được. Chúng ta cần tác động để họ vươn lên, tự nhận thức được khả năng và nỗ lực thoát nghèo. Tuy nhiên việc tác động cũng cần khôn khéo, trong cương có nhu để tránh trường hợp tạo cho họ sự thiếu tôn trọng. Cộng đồng cũng phải tạo mọi điều kiện để giúp các hộ nghèo vươn lên” – GS. Nguyễn Đình Tấn cho biết.    

Chia sẻ về các hộ nghèo, G.S Nguyễn Đình Tân cho biết: “Với các hộ nghèo, tiêu chuẩn của họ như vậy thì họ xứng đáng được hưởng những chính sách ưu đãi của Nhà nước, Nhưng cơ quan quản lý Nhà nước cũng cần vận động, khuyên nhủ để cho các hộ gia đình nỗ lực cố gắng thoát nghèo. Nếu không họ sẽ mãi mang tâm lý ỷ lại, không nỗ lực thoát nghèo”.

Trở lại câu chuyện về vị Bí thư chi bộ thôn 10 năm thuộc diện hộ nghèo, quá trình tìm hiểu sự việc, PV báo Đời sống & Pháp luật nhận được câu trả lời từ phía trưởng thôn Tương Chúc rằng việc xét duyệt hộ nghèo cho gia đình ông Vũ Văn Quy phần nhiều nghiêng về góc độ tình cảm.

“Vì xét thấy gia đình ông Quy có vợ mắc bệnh hiểm nghèo, con trai bị tai nạn phải cưa bàn chân, nên tôi đã cân nhắc bình bầu ông hộ ông Quy thuộc diện nghèo. Quyết định này một phần nghiêng về góc độ tình cảm để ông Quy có thể yên tâm công tác.” – Ông Vũ Văn Ngợi, trưởng thôn Tương Chúc nói.

 - Ảnh 2Phóng to

Gia cảnh đối lập của nhà một hộ nghèo trong thôn và nhà ông Bí thư Chi bộ.

Xét duyệt hộ nghèo nghiêng nhiều về “tình cảm”, 10 năm trời “tình cảm” ấy được dành cho ông Bí thư chi bộ thôn có nhà 3 tầng. Trong khi đó, hộ gia đình anh Nguyễn Văn Bình (42 tuổi, người dân thôn Tương Chúc có hoàn cảnh rất khó khăn) dù “khao khát” nghèo song vẫn chưa được nhận thứ “tình cảm” đó của vị trưởng thôn.

Không chỉ xét duyệt trên danh nghĩa tình cảm, ông Ngợi còn không xét duyệt theo chỉ tiêu huyện đã chỉ đạo. Lý do được vị trưởng thôn này giải thích vì “không thể có nhiều hộ nghèo”.

Một gia đình được công nhận hộ nghèo trong thôn Tương Chúc chia sẻ với PV: “Theo tôi việc ông Quy thuộc diện hộ nghèo là không đúng, vì nếu xét điều kiện hoàn cảnh thì nhà ông ấy phải là hộ giàu mới đúng. Nhà anh Bình khó khăn hơn nhiều sao vẫn chưa được công nhận nghèo?”.

Không chỉ người dân thắc mắc, đến cán bộ xã Ngũ Hiệp cũng phải lắc đầu ngao ngán vì cách làm việc của vị trưởng thôn Tương Chúc.

Ông Trần Thanh Sơn – Cán bộ công tác Lao động Thương binh và Xã hội xã Ngũ Hiệp sau khi nghe câu trả lời của vị trưởng thôn cũng phải lắc đầu ngao ngán rằng: “Các đồng chí trưởng thôn đều được tập huấn để nâng cao chuyên môn giúp rà soát các hộ nghèo. Xã cũng đã quán triệt quy trình xét duyệt hộ nghèo, trưởng thôn Tương Chúc làm như vậy là sai rồi”.

Ở cấp lãnh đạo cao hơn, ông Nguyễn Trung Kiên – Phó phòng Lao động Thương Binh và Xã hội huyện Thanh Trì cũng chẳng đồng tình với cách làm này của ông Bí thư Chi bộ thôn Vũ Văn Ngợi.

Ông Kiên cho biết sẽ tiến hành rà soát cụ thể, đặc biệt sẽ tiến hành kiểm tra lại quy trình rà soát hộ nghèo tại xã Ngũ Hiệp nói chung và thôn Tương Chúc nói riêng, nếu phát hiện sai phạm sẽ trình cấp trên để lên phương án xử lý.

Xuân Tùng – Cảnh Kỳ -  Hải Đăng

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý