Vì sao xăng giảm 3 lần mà giá thực phẩm vẫn cao?

vuongxinh vuongxinh @vuongxinh

Vì sao xăng giảm 3 lần mà giá thực phẩm vẫn cao?

Với mức giảm 600 đồng/lít vẫn còn thấp, chưa đủ mạnh để bù lỗ vào các đợt tăng lần trước, hơn nữa đang trong thời gian Rằm tháng 7, sắp tới Trung thu nên lượng tiêu thụ đang tăng… là những nguyên nhân mà giá các loại hàng hóa không hề giảm dù giá xăng dầu đã giảm tới 3 lần.

21/08/2014 06:40 AM
1,191

Hàng hóa không giảm, thậm chí còn tăng nhẹ

Chiều ngày 18/8, giá xăng bán lẻ tiếp tục được giảm kỷ lục với lần thứ 3 trong năm nay. Cụ thể Petrolimex đã điều chỉnh giảm 600 đồng/lít đối với mặt hàng xăng, đưa mặt hàng xăng A92 xuống mức 24.210 đồng/lít; các loại dầu giảm từ 60 đồng đến 80 đồng/lít.

Trước tin tức này nhiều người rất vui mừng khi đang đau đầu chống chọi với vật giá leo thang. Người dân có thể thở phào nhẹ nhõm khi giá cả thực phẩm, các loại hàng hóa và cước tàu xe sẽ giảm theo. Thế nhưng sau 2 ngày giảm giá xăng dầu không hề có sự biến động nào, thậm chí nhiều loại hàng hóa còn có chiều hướng tăng lên.

 - Ảnh 1

Người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu vì giá thực phẩm tăng giá.

Khảo sát qua các chợ Dịch Vọng,  rau ngót giá 6.000 đồng/mớ, mùng tơi, rau muống 5.000 đồng/mớ, mướp đắng 35.000 đồng/kg, cà chua 20.000 đồng/kg....

Các loại thịt cá cũng không có nhiều biến động so với thời điểm trước khi giảm giá xăng. Cụ thể: Thịt lợn thăn từ 90.000 – 100.000 đồng/kg, thịt mông 80.000 đồng/kg, cá chép từ 70.000 – 80.000 đồng/kg, cá rô từ 40.000 – 50.000 đồng/kg, gà công nghiệp từ 75.000 – 85.000 đồng/kg...

Tuy nhiên, tại hầu hết các chợ, một số loại hoa quả có giá tăng nhẹ, từ 2.000 – 5.000 đồng/kg tuỳ loại. Giá mận cơm từ 20.000 - 25.000 đồng/kg, nhãn giá 25.000 – 30.000 đồng/kg, dưa hấu 15.000 - 18.000 đồng/kg…

Các mặt hàng bia rượu, sữa, bánh kẹo trong các cửa hàng cũng không hề có sự thay đổi về giá cả tính từ lúc xăng dầu giảm giá, mặc dù đã giảm đến 3 lần thì các mặt hàng này vẫn không có xu hướng giảm một chút nào, thấm chí một số mặt hàng phục vụ Trung thu đã có chiều hướng tăng dần một cách đáng lo ngại.

Ngoài các loại hàng hoá tiêu dùng thiết yếu không giảm theo giá xăng dầu, các mặt hàng hóa khác cũng giữ nguyên, thì trong lĩnh vực vận tải hành khách, giá cước tàu xe, ôtô taxi cũng không có dấu hiệu điều chỉnh.

Mức giảm vẫn còn thấp không đủ bù lỗ

Theo các tiểu thương cho biết, thời gian vừa qua đang trong những ngày Rằm tháng 7, nên giá một số mặt hàng có xu hướng tăng mạnh do lượng tiêu dùng tăng cao như các loại rau củ, thịt gà, thịt lợn…

Hơn nữa, sắp tới đến Trung Thu, các mặt hàng như rượu bia, bánh ngọt, sữa không hề giảm, thậm chí còn tăng nhẹ. Vì thế, dù giá xăng dầu chỉ giảm tới 3 lần nhưng không có nhiều tác động đến giá các hàng hoá tại chợ.

Thời gian qua, người tiêu dùng hạn chế chi tiêu trong đợt vật giá leo thang, nên bây giờ sức mua kém đi hẳn, dù cố gắng thế nào các doanh nghiệp vẫn chưa thể phục hồi được kinh doanh, vì thế phải giữ nguyên giá để trừ đi các chi phí.

Cũng vì lý do giá xăng tăng nhiều, giảm ít, các doanh nghiệp vận tải trong thời gian qua đã phải gánh chịu nhiều tác động nên lần tăng này không đủ để bù lỗ.

Theo tin tức, ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam cho biết, giá xăng giảm lần thứ 3 liên tiếp với mức giảm 600 đồng/lít là chưa đủ mạnh để khiến các doanh nghiệp vận tải điều chỉnh giá cước.

 - Ảnh 2

Giá xăng tăng nhưng không đủ để bù lỗ (ảnh Anh Quân/VnExpress).

Tuy nhiên, lý giải theo hướng nào thì một nghịch lý đang diễn ra mà không ai có thể hiểu, đó là: giá xăng tăng hàng hóa cũng tăng theo, giá xăng giảm hàng hóa không hề giảm lại có xu hướng tăng. Dù tăng hay giảm người tiêu dùng vẫn thiệt thòi nhất, phải hứng chịu sự thay đổi không ngừng từ giá xăng dầu. Vì thế, cách duy nhất bây giờ vẫn là thắt lưng buộc bụng các chi tiêu hằng ngày.

Anh Ngọc

Xem thêm video clip : Clip: Lật tẩy thủ đoạn ăn cắp mới của nhân viên cây xăng

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý