Việt Nam có thể mua tên lửa chống hạm siêu âm vào cuối năm?

vuongxinh vuongxinh @vuongxinh

Việt Nam có thể mua tên lửa chống hạm siêu âm vào cuối năm?

(Quốc phòng) Theo thông tin từ giới chức CNQP Ấn Độ, nước này có thể cho phép xuất khẩu tên lửa chống hạm siêu âm BrahMos cho các nước bạn bè vào cuối năm nay và Việt Nam cũng sẽ có cơ hội sở hữu BrahMos.

15/07/2014 02:46 PM
1,421

Chủ tịch liên doanh Nga - Ấn BrahMos Aerospace Sivathanu Pilai nói với các phóng viên hôm 14/7 là doanh nghiệp chế tạo loại tên lửa chống hạm siêu âm lừng danh này đã yêu cầu nhà chức trách Ấn Độ cho phép xuất khẩu tên lửa hành trình siêu âm BrahMos mà họ sản xuất đến các nước thứ ba.

Theo ông Pilai, phía Nga cho biết là đã đồng ý, hiện giờ doanh nghiệp đang chờ đợi cái gật đầu từ các nhà chức trách Ấn Độ. Về phần mình, nguồn tin trong công ty bày tỏ hy vọng rằng họ sẽ nhận được giấy phép xuất khẩu trước cuối năm nay - hãng thông tấn Nga ITAR-TASS cho biết.

Ông Pillai nói thêm rằng “một số quốc gia đã bày tỏ mong muốn mua tên lửa BrahMos, trước đó cũng chính ông đã phát biểu số nước quan tâm đến loại tên lửa này đã lên đến 14 nước. Ngay sau khi được cấp phép, những tên lửa hành trình chống hạm siêu âm đầu tiên sẽ được cấp phép xuất khẩu vào cuối năm nay.

Liên doanh BrahMos Aerospace được thành lập vào năm 1998 và có tên ghép từ hai con sông Brahmaputra và Moscow. Liên doanh này bao gồm Liên hiệp các nhà sản xuất khoa học chế tạo máy NPO Mashinostroyenia (НПО Mашиностроения) - đại diện phía Nga và Tổ chức nghiên cứu và phát triển quốc phòng Ấn Độ (DRDO).

Tên lửa BrahMos có chiều dài 8,4m

Phiên bản BrahMos phóng trên mặt đất, phóng từ tàu ngầm và phóng từ trên không.

Tên lửa BrahMos có chiều dài 8,4m, đường kính thân 0,6m, tầm bắn 300 km, trọng lượng phóng 3 tấn, đầu đạn nặng 300 kg (phiên bản phóng từ trên không 2,5 tấn, đầu đạn 250 kg), tên lửa có thể phóng trên độ cao tối đa 14 km, thông thường 10 km với vận tốc siêu âm Mach 3 và bay ở độ cao 10 m so với mặt nước.

Tên lửa BrahMos bắt đầu được thử nghiệm từ năm 2005, bắt đầu bằng phiên bản phóng từ trên tàu mặt nước. Hiện nay, Nga và Ấn đã phát triển BrahMos thành 3 phiên bản, bao gồm Block I, Block II và Block III. Trong đó, phiên bản Block I đã có đủ 4 biến thể phóng từ trên không, trên mặt đất, trên tàu mặt nước và từ tàu ngầm.

Tên lửa siêu thanh Brahmos-II có khả năng bay với tốc độ từ Mach 5 tới Mach 7 đã được ra mắt tại Triển lãm hàng không quốc tế Ấn Độ ngày 06-02-2013 tại căn cứ không quân Yella Hanka ở Bangalore. Tuy thuộc dòng họ BrahMos nhưng loại tên lửa này có ngoại hình khác biệt hoàn toàn so với Block I và giống hệt loại tên lửa siêu thanh X-51A Waverider của Mỹ.

Mô hình hoàn chỉnh với kích thước thật của phiên bản BrahMos-M được ra mắt tại cuộc Triển lãm quốc tế Defexpo-2014, được tổ chức hai năm một lần, diễn ra từ ngày 6-2 đến 9-2-2014 tại New Delhi. Đây là biến thể phát triển riêng cho máy bay chiến đấu, khác biệt hoàn toàn với biến thể phóng từ trên không thuộc dòng BrahMos Block I.

Phiên bản BrahMos phóng trên mặt đất, phóng từ tàu ngầm và phóng từ trên không.

Phiên bản BrahMos Block I trên hạm, BrahMos Block II và BrahMos-M.

Ông Pillai cho biết: "Đây là phiên bản thu gọn của tên lửa hành trình siêu âm BrahMos cơ bản”. Một vài số liệu cho rằng, chiều dài của tên lửa sẽ vào khoảng 6m, đường kính 50cm, còn vận tốc của nó sẽ vượt hơn 3,5 lần tốc độ âm thanh - một vận tốc hiện nay không có loại tên lửa nào sánh kịp, biến nó thành loại tên lửa nhanh nhất, mạnh nhất và không thể đánh chặn trên thế giới.

Sở dĩ Ấn Độ phát triển thêm biến thể này do BrahMos Block I quá nặng và cồng kềnh (chiều dài 8,4m, đường kính 0,6m, trọng lượng 2,5 tấn) dẫn đến các máy bay chiến đấu hạng nặng như Su-30MKI cũng chỉ mang được 1 quả. Với kích thước nhỏ gọn và trọng lượng nhẹ hơn gần một nửa (1,5 tấn), Su-30MKI sẽ mang được 3 quả BrahMos-M, còn MiG-29K là 2 quả.

Trước đây, vào tháng 7/2013, Nga - nước nắm giữ 49,5% cổ phần tại liên danh đã bày tỏ sẵn sàng cho phép xuất khẩu loại tên lửa này tới một số nước “bạn bè”, trong khi Ấn Độ vẫn chưa có quyết định. Hiện nay, nếu DRDO đã chính thức đề nghị thì việc cấp phép xuất khẩu BrahMos chỉ còn là vấn đề thời gian.

Theo thông tin bên lề, Ấn Độ và Nga có kế hoạch trong 0 năm tới sẽ chế tạo 2.000 tên lửa siêu thanh BrahMos và 50% trong số đó, sẽ được dùng để xuất khẩu cho các nước đồng minh và bạn bè. Ông Pilai lạc quan cho rằng, tổng giá trị các đơn hàng đặt mua tên lửa BrahMos sẽ tăng từ 7 tỷ USD lên 10 tỷ USD vào năm 2015.

Phiên bản BrahMos Block I trên hạm, BrahMos Block II và BrahMos-M.

Việt Nam có thể mua 1 hệ thống tên lửa bờ đối hạm BrahMos.

Trước đây, xuất hiện thông tin Việt Nam hợp tác với Nga sản xuất tên lửa Kh-35, tuy nhiên thời gian trôi qua đã 2 năm mà thông tin xác thực và những tiến triển thực tế của dự án này vẫn chưa được hé lộ.

Giả sử kế hoạch hợp tác này là đúng, cũng còn rất lâu nữa những quả tên lửa Kh-35 đầu tiên mới được xuất xưởng, sau đó trang bị đủ cho các lực lượng tác chiến Việt Nam cũng còn khá lâu. Vì vậy, trong thời kỳ quá độ, chúng ta hoàn toàn có thể mua sắm BrahMos để trang bị cho các phương tiện tác chiến của mình.

Hiện nay, phiên bản máy bay chiến đấu Su-30MK2 của Việt Nam có một số tính năng tương đồng với Su-30MKI nên vừa có thể trang bị Kh-31, Kh-35 và tên lửa BrahMos. Ngoài ra, dòng máy bay MiG như MiG-29 cũng có thể vừa tích hợp BrahMos và Kh-35. Điều này cũng có thể tác động đến xu hướng mua sắm máy bay chiến đấu thay thế cho MiG-21 của nước ta.

Tàu ngầm Kilo cải tiến 636MV cũng là một phương tiện tác chiến có khả năng trang bị tên lửa BrahMos thay cho lửa hành trình chống hạm Club-S 3M-54E. Hơn nữa, nếu chúng ta chỉ mua sắm số lượng hạn chế tên lửa 3M-54E cho tàu ngầm thì giá thành sẽ rất đắt, nếu mua BrahMos trong một lô lớn thì chắc chắn sẽ rẻ hơn.

Việt Nam có thể mua 1 hệ thống tên lửa bờ đối hạm BrahMos.

Máy bay chiến đấu dòng MiG có thể được mang theo 2 quả tên lửa BrahMos. (Trong ảnh MiG-29K lắp đặt tên lửa chống hạm thế hệ mới nhất Kh-35UE)

Ngoài ra, Việt Nam cũng có thể sắm hệ thống phóng tên lửa cơ động bờ đối hạm BrahMos vì nó có cùng tiêu chuẩn kỹ chiến thuật với hệ thống K-300P Bastion-P (NATO: SSC-5) sử dụng tên lửa P-800 Yakhont (phiên bản xuất khẩu của P-800 Onyx - nguyên mẫu của BrahMos).

Trên bản đồ, bờ biển nước ta dài 3.260 km nhưng tính theo đường chim bay chỉ khoảng trên 1.675 km (Việt Nam nằm trong khoảng 8.270 - 23.230 vĩ bắc, tương đương với 15 độ = 1.675 km). Thế nhưng, Việt Nam hiện mới sở hữu 2 hệ thống K-300P Bastion, mỗi hệ thống có phạm vi bao quát 600 km, như vậy là không đủ để bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ trên biển.

Vì vậy, để bảo vệ hết đường bờ biển dài của nước ta, lấp kín những vùng chết và điểm giao cắt hỏa lực giữa các hệ thống, Việt Nam cần mua thêm 1 hệ thống phòng thủ bờ đối hạm tiên tiến nữa. Và 1 hệ thống tên lửa bờ đối hạm BrahMos nữa hoàn toàn có thể là “kẻ chia lửa” hữu hiệu cho K-300P Bastion P.

Chỉ có biến thể phóng từ tàu mặt nước là Việt Nam khó có thể mua vì với trọng lượng lớn gấp gần 5 lần trọng lượng tên lửa chống hạm Kh-35E (trên 600 kg) hoặc gấp gần 4 lần MM-40 Exocet trên các chiến hạm Gepard và Sigma, nó chỉ được trang bị trên các tàu hộ vệ và khu trục hạm có lượng giãn nước gấp vài lần các tàu hộ vệ lớn nhất của Việt Nam.

Máy bay chiến đấu dòng MiG có thể được mang theo 2 quả tên lửa BrahMos. (Trong ảnh MiG-29K lắp đặt tên lửa chống hạm thế hệ mới nhất Kh-35UE)

Tàu hộ vệ KRI Oswald Siahaan thuộc lớp Ahmad Yani phóng tên lửa hành trình chống hạm siêu âm Yakhont của Nga.

Ví dụ như khinh hạm lớp Krivak IV cải tiến (còn gọi là lớp Talwar, dự án 11356) của hải quân Ấn Độ có lượng giãn nước khoảng 4000 tấn, được trang bị 8 tên lửa hành trình siêu âm BrahMos.

Một phương án khác có thể tính đến là Việt Nam cũng có thể cải tạo các tàu chiến hiện có để lắp tên lửa này như Indonesia. Tuy nhiên, đây là phương án không khả thi vì Việt Nam không có những chiến hạm cũ có lượng giãn nước lớn để chuyển đổi như Indonesia.

Indonesia đã cải tạo chiến hạm cũ KRI Oswald Siahaan, thuộc lớp Ahmad Yani, được đóng dựa trên thiết kế tàu hộ vệ săn ngầm lớp Leander dùng trong hải quân Anh và Hà Lan (tên Hà Lan là lớp Van Speijk), có lượng giãn nước 2.850 tấn để lắp 4 tên lửa chống hạm siêu âm Yakhont của Nga (nguyên mẫu của BrahMos).

Các chiến hạm tiên tiến mà Việt Nam sở hữu như Gepard 3.9 và Sigma nếu sử dụng các phiên bản tên lửa chống hạm mới nhất của Nga và Pháp là Kh-35UE hoặc Exocet MM-40 Block 3 cũng không kém mấy so với BrahMos nên hoàn toàn không cần thiết đến loại tên lửa này.

Vì vậy, phương án mua tên lửa BrahMos trên tàu mặt nước sẽ chỉ đến khi hải quân Việt Nam phát triển lên một tầm cao mới, sở hữu các tàu hộ vệ, khu trục hạng nặng. Còn 3 phiên bản trên chúng ta hoàn toàn có thể mua để tăng cường thực lực tác chiến phòng thủ đối hạm cho lực lượng không/hải quân.

 

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý