Việt Nam đón thủy phi cơ chiến đấu Twin Otter thứ sáu

mesu mesu @mesu

Việt Nam đón thủy phi cơ chiến đấu Twin Otter thứ sáu

(Quốc phòng) Chiếc thủy phi cơ Twin Otter thứ sáu đã chính thức lên đường về Việt Nam, dự kiến sẽ hạ cánh tại Cam Ranh vào đầu tháng 10.

30/09/2014 11:31 AM
1,359

Được biết, chiếc thủy phi cơ DHC-6 Twin Otter thứ sáu (đồng thời cũng là chiếc cuối cùng trong thỏa thuận mua 6 máy bay loại này được Hải quân Việt Nam và công ty Viking Air của Canada ký kết trong năm 2010) mang số hiệu MSN 887 VNT-773 (N900VK/C-GVAT) đã chính thức lên đường về Việt Nam vào sáng 28/9.

vũ khí

Cận cảnh chiếc thủy phi cơ Twin Otter thứ sáu mang số hiệu VNT-773 của Hải quân Việt Nam.

Như vậy là gần một tuần sau buổi lễ tốt nghiệp nhóm phi công thứ hai của Hải quân Việt Nam ở Victoria hôm 22/9, chiếc thủy phi cơ DHC-6 Twin Otter thứ sáu cũng đã cất cánh thực hiện hành trình bay về nước.

Trước đó, phát biểu trong lễ tốt nghiệp phi công Việt Nam hôm 22/9, CEO của Pacific Sky Aviation, ông Michael Coughlin cho biết 5 trong số 6 chiếc Twin Otter 400 đặt hàng từ Viking Air đã được chuyển giao cho Hải quân Việt Nam. Dự kiến chiếc máy bay thứ sáu sẽ về đến căn cứ tại Việt Nam vào đầu tháng 10.

Nhóm 10 phi công Việt Nam vừa tốt nghiệp khóa huấn luyện bay tại Pacific Sky hôm 22/9. Họ sung sướng khi nhận được được chứng chỉ tốt nghiệp, phía sau là chiếc thủy phi cơ Twin Otter thứ sáu.

vu khi

Nhóm 10 phi công Việt Nam vừa tốt nghiệp khóa huấn luyện bay tại Pacific Sky hôm 22/9.

Pacific Sky Aviation là một công ty thành viên của Viking Air, đảm nhận tham gia huấn luyện toàn bộ các nhân viên kỹ thuật và phi công lái thủy phi cơ Twin Otter cho Việt Nam. Với sự hỗ trợ và giảng dạy của Pacific Sky, trong năm 2013, một nhóm đầu tiên gồm 26 sỹ quan Hải quân Việt Nam cũng đã hoàn thành chương trình huấn luyện bay và bảo dưỡng giai đoạn một, trong khi nhóm thứ hai gồm 10 phi công cũng đã hoàn thành một chương trình huấn luyện bay chuyên sâu kéo dài 20 tháng.

Các phi công thuỷ phi cơ Việt Nam trải qua khoá đào tạo tại Canada gồm: 6 tháng học tiếng Anh hàng không; nhận chứng nhận phi công vận tải tư nhân và thương mại Canada; có tổng cộng 6.000 giờ bay huấn luyện; tập đáp trên mặt nước và bay đêm trên các máy bay C172, C182 và DHC-2 Beaver.

Các phi công còn phải có tổng cộng trên 1.000 giờ bay loại DHC-6, bao gồm 650 giờ bay và 2.100 lần cất cánh – hạ cánh trên các vùng nước ven biển và trên hồ ở British Columbia.

Khi về nước, các phi công này sẽ còn được hỗ trợ bởi một phi công huấn luyện loại máy bay DHC-6 của Pacific Sky và đại diện Viking tại Việt Nam.

Với một đội ngũ gồm 6 chiếc Twin Otter, Không quân Hải quân Việt Nam sẽ nhanh chóng có được một phi đội máy bay tuần tra biển hiện đại, tăng cường sức mạnh bảo vệ chủ quyền biển đảo của tổ quốc.

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý