Việt Nam lọt Top 5 quốc gia đáng để đầu tư nhất thế giới

biettuot biettuot @biettuot

Việt Nam lọt Top 5 quốc gia đáng để đầu tư nhất thế giới

Việt Nam được đánh giá là quốc gia tốt nhất để đầu tư trong năm 2016 sau Ấn Độ và Singapore...

12/02/2016 03:48 PM
17

(ĐSPL) - Việt Nam được đánh giá là quốc gia tốt nhất để đầu tư trong năm 2016 sau Ấn Độ và Singapore...

Hàng năm, có khoảng hơn 1 nghìn tỷ USD đầu tư trực tiếp nước ngoài được thực hiện trên khắp thế giới. Số lượng tiền đầu tư mà mỗi quốc gia thu hút được thể hiện giá trị và tiềm năng của họ.

Nhìn chung, các nhà đầu tư luôn bị thu hút bởi những gì họ không có. Trong khi đó, những nhân tố tạo nên sự độc nhất cho một quốc gia bao gồm: Con người, môi trường, mối quan hệ, khuôn khổ và giáo lý.

Còn theo World Bank, 4 yếu tố thúc đẩy một cá nhân hay tổ chức đầu tư vào một quốc gia là: Tài nguyên thiên nhiên, thị trường, những tài sản hiệu quả và chiến lược như công nghệ và thương hiệu.

Bảng xếp hạng những quốc gia tốt nhất để đầu tư dựa trên điểm số chủ yếu từ hơn 4.000 người ra quyết định kinh doanh thông qua 8 yếu tố: Tham nhũng, động lực, môi trường kinh tế ổn định, chính sách thuế, sự sáng tạo, tinh thần doanh nhân, lực lượng lao động có tay nghề và chuyên môn kỹ thuật.

Trong đó, Ấn Độ đứng vị trí đầu tiên trong bảng xếp hạng. Được biết, những chính sách tài khoá hiệu quả gần đây đã giúp ổn định và làm mạnh thêm đồng rupee, kích thích nền kinh tế Ấn Độ phát triển thần tốc. Ngoài ra, chiến dịch "Made in India" đã thúc đẩy đầu tư, giúp quốc gia này vượt qua Trung Quốc để trở thành nơi nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài tốt nhất trong năm 2015.

Điều đáng nói là danh sách năm nay có sự xuất hiện của Việt Nam ở vị trí số 3. Báo cáo cho rằng, lương tối thiểu ở Việt Nam đang tăng nhưng đây vẫn là mức thấp bậc nhất trong khu vực. Ngoài ra, việc ít rào cản đối với xây dựng và tín dụng khiến Việt Nam là quốc gia tốt nhất cho sản xuất. Một điều luật mới cũng cho phép người nước ngoài sở hữu hơn 50% tài sản và công ty tại đây.

Dưới đây là top 5 quốc gia tốt nhất để đầu tư trong năm 2016:

1. Ấn Độ

2. Singapore

3. Việt Nam

4. Indonesia

5. Ireland

Việt Nam lọt Top 5 quốc gia đáng để đầu tư nhất thế giới - Ảnh 1Phóng to

Việc ít rào cản đối với xây dựng và tín dụng khiến Việt Nam là quốc gia tốt nhất cho sản xuất.(Ảnh minh họa).

Trước đó, trong danh sách “Best Countries” (tạm dịch: “Những quốc gia tốt nhất”) gồm 60 nước được công bố mới đây, Việt Nam đứng ở vị trí 32.

Đây là xếp hạng thường niên do trang US News của Mỹ phối hợp với công ty chiến lược thương hiệu BVA Consulting và trường Wharton thuộc Đại học Pennsylvania thực hiện. Năm nay là năm đầu tiên xếp hạng được công bố.

“Báo cáo và xếp hạng những quốc gia tốt nhất 2016 được dựa trên sự nhìn nhận của thế giới đối với các quốc gia trên phương diện một số phẩm chất của mỗi nước, những ấn tượng có tiềm năng thúc đẩy thương mại, du lịch và đầu tư, và có ảnh hưởng trực tiếp đến các nền kinh tế quốc gia. Có 60 quốc gia được xếp hạng trong báo cáo đầu tiên này”, US News cho biết.

Các chuyên gia thực hiện báo cáo đã sử dụng 65 tiêu chí để đánh giá các quốc gia được xếp hạng và các tiêu chí này được chia thành các nhóm: mức độ hấp dẫn về du lịch, các quyền của con người, ảnh hưởng văn hóa, khả năng phát kinh doanh, di sản, mức độ cởi mở với kinh doanh, đặc trưng khác biệt, sức mạnh trên trường quốc tế, và chất lượng cuộc sống.

Một cuộc khảo sát với sự tham gia của 16.000 người trên thế giới đã được thực hiện để chấm điểm các quốc gia theo tiêu chí trên.

Kết quả, Đức được chọn là quốc gia tốt nhất thế giới năm 2016 với điểm số tuyệt đối 10. Các nước còn lại trong top 5 có Canada, Anh, Mỹ và Thụy Điển.

Top 10 còn có sự góp mặt của Australia, Nhật Bản, Pháp, Hà Lan và Đan Mạch.

Được 2,2 điểm, Việt Nam đứng ở vị trí thứ 32/60 quốc gia được xếp hạng, sau Nam Phi và trước Philippines.

Các nước khác trong khu vực Đông Nam Á được xếp hạng gồm Singapore (15), Thái Lan (21), Malaysia (28), và Indonesia (42).

Trung Quốc đứng ở vị trí 17 trong xếp hạng.

Trong số các nhóm tiêu chí, Việt Nam đạt thứ hạng cao nhất ở tiêu chí sự khác biệt và đặc trưng (vị trí 11), tiếp theo là mức độ cởi mở với kinh doanh (21), chất lượng cuộc sống (24), di sản (26), ảnh hưởng trên trường quốc tế (29), khả năng phát triển kinh doanh (36), mức độ hấp dẫn về du lịch (36), ảnh hưởng văn hóa (45)...

Ngọc Anh (Tổng hợp)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý