Vụ 8 người tử vong do chạy thận: Gia đình nạn nhân kiến nghị Bộ CA

mitdac1 mitdac1 @mitdac1

Vụ 8 người tử vong do chạy thận: Gia đình nạn nhân kiến nghị Bộ CA

Lần đầu tiên gia đình các nạn nhân trong vụ 8 bệnh nhân tử vong do chạy thận đã kiến nghị lên cơ quan chức năng với nhiều nội dung.

19/08/2017 08:25 AM
239

Lần đầu tiên gia đình các nạn nhân trong vụ 8 bệnh nhân tử vong do chạy thận đã kiến nghị lên cơ quan chức năng với nhiều nội dung.

Tin tức báo Vietnamnet đăng tải, liên quan đến vụ tai biến chạy thận khiến 8 bệnh nhân tử vong tại BV đa khoa tỉnh Hoà Bình, lần đầu tiên các gia đình gửi đơn kiến nghị đến các cơ quan chức năng.

Kiến nghị gửi Bộ trưởng Công an, Viện trưởng Viện KSND Tối cao, Chánh án TAND Tối cao, Bộ trưởng Y tế cùng các ngành chức năng tỉnh Hoà Bình kiến nghị làm rõ nhiều nội dung.

Gia đình dẫn kết luận của Bộ Công an và các chuyên gia đầu ngành BV Bạch Mai về nguyên nhân dẫn đến cái chết của 8 nạn nhân là do trong nguồn nước chạy thận có chứa axit flohydric với nồng độ cao gấp 260 lần cho phép.

Vụ 8 người tử vong do chạy thận: Gia đình nạn nhân kiến nghị Bộ CA - Ảnh 1Phóng to


Nạn nhân vụ tai biến được cấp cứu tại BV trong đêm 29/5

Đây là một loại hoá chất chỉ được phép dùng trong công nghiệp và nằm ngoài danh mục được cấp phép của ngành y tế, ngoài quy trình bảo dưỡng hệ thống máy chạy thận nhân tạo. Chất này có khả năng phá huỷ các tế bào và gây tử vong nhanh chóng cho bệnh nhân khi vào cơ thể.

“Vậy tại sao một hoá chất cực độc như vậy lại có mặt trong đường ống dẫn nước vào máy lọc thận của BV dẫn đến cái chết oan uổng và thương tâm cho 8 bệnh nhân?”, các gia đình đặt câu hỏi.

Axit flohydric ngoài thị trường có giá 25.000 đồng/can 20l, vậy Ban giám đốc BV, phòng vật tư y tế giám sát trong quá trình súc rửa đường ống nước có biết không?

Phía các gia đình cho rằng, trong vụ việc này trách nhiệm chính thuộc về đơn vị trúng thầu, phòng vật tư của BV, lãnh đạo khoa chạy thận nhân tạo và lãnh đạo BV.

Ngoài ra, thanh tra Sở Y tế và các thành viên Ban giám đốc BV phải chịu trách nhiệm do buông lỏng quản lý, thanh tra chuyên ngành không hiệu quả, thiếu sót.

BV đa khoa tỉnh ký với công ty dược phẩm Thiên Sơn để bảo dưỡng hệ thống lọc nước chạy thận, công ty này lại giao lại cho Trâm Anh, chuyên về thoát nước và xử lý nước thải. Chi tiết này, Ban giám đốc BV và thanh tra Sở Y tế có biết không?

Theo đại diện các gia đình, đến nay vụ tai biến đã xảy ra được gần 3 tháng, tuy nhiên thái độ của BV đa khoa tỉnh Hoà Bình vẫn rất thờ ơ, không có ý kiến trách nhiệm gì.

Đối với ông Trương Quý Dương, là giám đốc điều hành và quản lý giám sát mọi mặt của BV, các gia đình cho rằng mức kỷ luật cách chức là quá nhẹ, chưa thoả đáng vì ông Dương là người trực tiếp ký và chỉ đạo đồng ý cho công ty Thiên Sơn và công ty Trâm Anh - là đơn vị không có chức năng xử lý trong ngành y tế vào lọc rửa hệ thống nước chạy thận.

Trước đó, báo Tri thức Trực tuyến đăng tải, ông Trần Quang Khánh, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Hòa Bình thay mặt Hội đồng chuyên môn của Sở này, công bố kết quả đánh giá về sự cố y khoa chạy thận tại Bệnh viện đa khoa tỉnh, khiến 8 người tử vong xảy ra hồi cuối tháng 5.

Theo ông Khánh, sau khi sự việc xảy ra trong quá trình 18 người chạy thận tại Đơn nguyên thận nhân tạo, trên cơ sở nghiên cứu hồ sơ bệnh án và các tài liệu liên quan, Hội đồng chuyên môn khẳng định sự cố y khoa này là một thảm họa.

Nói về nguyên nhân của biến cố làm 8 người tử vong, Giám đốc Sở Y tế cho biết đến thời điểm hiện tại, do chưa có kết quả xét nghiệm, phân tích nguồn nước RO và kết quả khám nghiệm tử thi, nên Hội đồng chuyên môn của Sở chưa đủ căn cứ và bằng chứng khoa học để có kết luận chính thức.

"Tuy nhiên, Hội đồng chuyên môn nghĩ nhiều đến việc có sự bất thường của nguồn nước RO sử dụng trong quá trình chạy thận nhân tạo cho bệnh nhân tại Đơn nguyên thận", báo cáo của Hội đồng chuyên môn nêu rõ.

Theo lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Hòa Bình, kết quả thảo luận của Hội đồng chuyên môn cũng kết luận quy trình tiếp nhận, khám, nhận định, đánh giá và thiết lập vòng tuần hoàn ngoài cơ thể cho bệnh nhân trước khi lọc máu là đúng quy trình.

Tuy nhiên, Bệnh viện đa khoa tỉnh còn thiếu kinh nghiệm, phương tiện, nhân lực và kiến thức xử lý tình huống khi có số lượng lớn bệnh nhân cần cấp cứu; do đó, sự cố trở thành thảm họa lớn.

Trên cơ sở biểu hiện của 18 bệnh nhân lọc máu có triệu chứng giống nhau trong cùng một thời điểm, Hội đồng chuyên môn nghĩ đến Hội chứng ngộ độc cấp qua đường máu do cùng một nguyên nhân gây ra.

(Tổng hợp)

 

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý