Vũ khí phương Tây đang ‘tìm đường’ vào Đông Nam Á

mesu mesu @mesu

Vũ khí phương Tây đang ‘tìm đường’ vào Đông Nam Á

Đông Nam Á đang tỏ ra là một thị trường có tiềm năng lớn với các nhà cung cấp vũ khí của phương Tây trong bối cảnh các nước trong khu vực đang tăng cường mua sắm thiết bị quân sự.

17/12/2014 07:07 AM
540

Singapore Airshow là triển lãm công nghệ hàng không không gian và giải pháp quốc phòng quân sự lớn nhất châu Á. Được tổ chức 2 năm 1 lần tại trung tâm triển lãm Changi, Singapore; Singapore Airshow đã trải qua 3 kỳ triển lãm thành công với sự góp mặt của hàng trăm công ty hàng không không gian và công nghệ quốc phòng trên thế giới.

Ngoài hoạt động triển lãm tĩnh và các hội nghị chuyên đề, triển lãm còn bao gồm các màn trình diễn máy bay nhào lộn do các nhóm biểu diễn đến từ không quân nhiều nước thực hiện. Triển lãm Singapor Airshow là một minh họa mang tính biểu tượng của sự gia tăng sức mạnh của các quân đội trong khu vực. Trước tiên là về trang thiết bị trong bối cảnh ngân sách quốc phòng được tăng lên.

 - Ảnh 1

Tàu ngầm lớp Scorpene của Pháp đóng cho Malaysia.

Sự năng động về thị trường thiết bị quốc phòng trong khu vực được giải thích bởi các vấn đề của an ninh nội bộ, căng thẳng ở Biển Đông, vấn đề an ninh và cướp biển.

Bà Marie-Laure Bourgeois, giám đốc tập đoàn Thales nói: “Tại khu vực Đông Nam Á, rất ít các hợp đồng quân sự mang tính quốc tế, bởi vì hiếm khi nó trở thành những hợp đồng có tính đột phá lớn nhưng tập đoànThales rất quan tâm khu vực này, tuy đây là khu vực nhỏ, nhưng hiện đang có nhu cầu rất lớn”.

Theo ước tính, Indonesia đã tăng ngân sách trong vòng mấy năm trở lại đây. Malaysia đã chi gần một tỷ euro mỗi năm cho việc mua sắm các thiết bị quân sự của mình. Việt Nam tuy đã có quá trình hợp tác lâu dài về quân sự cùng với Nga, nhưng hiện nay cũng đang quan tâm đến các nguồn cung vũ khí khác từ phương Tây.

Pháp đã đặt chân vào thị trường Malaysia

Thị trường Malaysia trước đây ít được biết đến; tuy nhiên, hiện tại nước này đang là thị trường lớn thứ 5 của ngành công nghiệp quốc phòng Pháp, chỉ sau hai đối tác nặng ký của vùng Vịnh là Saudi Arabia và United Arab Emirates và hai nước lớn của khối BRIC là Brazil và Ấn Độ.

Điều này chính là thông tin vui của hãng Eurocopter . Trong năm 2010, tập đoàn này đã giành được hợp đồng 340 triệu euro cho việc cung cấp 12 máy bay trực thăng lớn nhất của hãng này là EC 725 cho Malaysia; trong khi đất nước này thậm chí còn muốn 15 chiếc loại này.

 - Ảnh 2

Mô hình tàu chiến lớp Gowind.

Pierre Nardelli, người đứng đầu của Eurocopter tại Malaysia nói: “Các hợp đồng quân sự hiện nay chiếm hơn một phần tư các đơn đặt hàng của chúng tôi; chúng tôi cũng hy vọng rằng trực thăng tấn công Tiger cũng sẽ được quan tâm khi nước này quyết định mua máy bay trực thăng tấn công thế hệ mới vào năm 2015”.

Malaysia hiện đang là khách hàng có nhu cầu cần nhập khẩu các loại máy bay vận tải chuyển quân và trang thiết bị như A400M. Ngoài ra, các nhu cầu thiết bị quân sự khác của nước này cũng tạo ra nhiều cơ hội cho các tập đoàn như Astrium và Cassidian với các loại radar giám sát biên giới. Đồng thời, Malaysia cũng là khách hàng châu Á đầu tiên đặt mua tên lửa hiện đại MBDA do liên doanh Exocet và Mica hợp tác sản xuất.

Về hải quân, tập đoàn DCNS của Pháp cũng đã bán hai tàu ngầm thông thường lớp Scorpene vào năm 2002 và hiện nay là 6 tàu hộ tống Gowind. Đồng thời, sau cuộc bầu cử năm 2013, Malaysia có thể đẩy nhanh kế hoạch của họ để có được loại tàu ngầm đa chức năng thế mới tiếp theo.

Bà Marie-Laure Bourgeois cho biết thêm: Trong khu vực, Thales có 70% hoạt động quân sự và 30% dân sự tại đây. Tập đòan này đã góp phần hoàn thiện những cấu trúc điện tử cuối cùng của các loại xe bọc thép quân đội Malaysia trong một hợp đồng trị giá hơn 200 triệu USD hồi năm 2011. Họ cũng kì vọng rằng thị trường này sẽ đem về hợp đồng vài trăm triệu euro trong những năm tới với loại máy bay giám sát biển.

 - Ảnh 3

Máy bay chiến đấu Mirage-2000 của Pháp. Trước đây, Việt Nam từng đàm phán với Pháp để mua các máy bay chiến đấu Mirage nhưng hợp đồng đã không thành vì lệnh cấm vận của Mỹ.

Đồng thời, tại triển lãm hàng không Singapore 2012, hãng Airbus Military đã ký một hợp đồng cung cấp 9 máy bay vận tải C-295 cho quân đội Indonesia. Và hãng này năm ngoái cũng đã đạt được hợp đồng cung cấp 3 máy bay cùng loại cho Việt Nam.

Việt Nam tiếp cận với công nghiệp quốc phòng phương Tây

Với Việt Nam, thời gian gần đây cũng đã có những sự quan tâm nhất định đến các công ty quốc phòng của Mỹ và phương Tây với các hoạt động hợp tác và mua cả các thiết bị quân sự và dân sự.

 - Ảnh 4

Phái đoàn Việt Nam nhận bàn giao chiếc máy bay vận tải trinh sát C-295 của Airbus Military.

Mặc dù Nga vẫn là một nguồn cung vũ khí chính của Việt Nam nhưng gần đây, Việt Nam đang tích cực đa dạng hóa nguồn cung quốc phòng.

Một dẫn chứng điển hình là Israel đã và đang tham gia vào quá trình hiện đại hóa của quân đội nhân dân Việt Nam với việc cung cấp các loại khí tài mới và radar phòng không. Việt Nam cũng là một thị trường hứa hẹn nhiều tiềm năng với các tập đoàn quốc phòng Pháp khi nhu cầu về hiện đại hóa hải quân và không quân ngày càng cấp thiết.

Minh Tiến (Theo Lefigaro)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý