Vụ ông Chấn: Chung bỏ trốn không phải là tình tiết tăng nặng

vuongxinh vuongxinh @vuongxinh

Vụ ông Chấn: Chung bỏ trốn không phải là tình tiết tăng nặng

Những tình tiết đã là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng.

29/09/2014 09:40 AM
853

Ngày 29/9, TAND tỉnh Bắc Giang sẽ đưa Lý Nguyễn Chung (26 tuổi, ngụ tại xã Eaka Mút, huyện Eakar, tỉnh Đắk Lắk) - hung thủ trong vụ án oan Nguyễn Thanh Chấn, ra xét xử sơ thẩm. Trao đổi với PV báo Người Đưa Tin, luật sư Trương Anh Tú (đoàn Luật sư TP.Hà Nội) đã có những góc nhìn sâu sắc xung quanh vụ án này.

Xin ông cho biết, việc hung thủ gây án rồi bỏ trốn để rồi gây oan án 10 năm cho ông Nguyễn Thanh Chấn có thể xem là một tình tiết tăng nặng đối với Lý Nguyễn Chung hay không?

Theo dõi vụ án này, tôi được biết Lý Nguyễn Chung bị VKSND tỉnh Bắc Giang truy tố về 2 tội danh là "Giết người" (quy định tại Điều 93 BLHS) và "Cướp tài sản" (quy định tại Điều 133 BLHS).

Theo quy định của pháp luật, tình tiết được coi là một tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự (TNHS) khi và chỉ khi tình tiết đó được quy định trong bộ luật Hình sự (BLHS). Về tình tiết được quy định là tình tiết tăng nặng TNHS trong BLHS thì đó là: 1. Tình tiết là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt; 2. Tình tiết định khung tăng nặng quy định tại khoản 1 Điều 48 BLHS.

Khoản 1 Điều 48 Bộ luật Hình sự: "Chỉ các tình tiết sau đây mới là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự: a) Phạm tội có tổ chức; b) Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp; c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội; d) …".

Mặt khác, theo quy định tại khoản 2 Điều 48 thì những tình tiết đã là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng. Tuy nhiên, quy định tại hai điều luật này thì không có tình tiết bỏ trốn khiến người khác bị oan sai, do vậy đây không phải là tình tiết tăng nặng TNHS.

Quy định của Điều 93, 133 hay khoản 1 Điều 48 nêu trên đều không có quy định về việc một người gây án rồi bỏ trốn dẫn đến CQTHTT xử oan cho một người. Do vậy, đây không phải là tình tiết tăng nặng TNHS của Lý Nguyễn Chung.

 - Ảnh 1

Luật sư Trương Anh Tú.

Theo ông, hành vi phạm tội của hung thủ Lý Nguyễn Chung có điểm nào giống và khác nhau so với Lê Văn Luyện?

Về điểm giống nhau thì vụ án của Lê Văn Luyện và vụ án của Lý Nguyễn Chung đều xảy ra trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Để thực hiện hành vi cướp tài sản thì cả Lý Nguyễn Chung và Lê Văn Luyện đều thực hiện hai hành vi là giết người. Khi thực hiện hành vi phạm tội, cả hai đối tượng này đều chưa tròn 18 tuổi. Hành vi mà hai đối tượng trong hai vụ án này thực hiện một cách hết sức dã man, gây ra hậu quả hết sức nghiêm trọng.

Về điểm khác nhau thì rõ ràng tình tiết của vụ án là hoàn toàn khác nhau, Lê Văn Luyện thực hiện hành vi giết người với nhiều người. Vụ án Lê Văn Luyện được cơ quan điều tra tìm ra hung thủ một cách nhanh chóng còn vụ án của Lý Nguyễn Chung thì phức tạp hơn, phải sau hơn 10 năm thì hung thủ thực sự mới được tìm ra. Và một điều đau lòng đó là trong vụ án của Lý Nguyễn Chung, thì để có tìm được hung thủ thực sự sau 10 năm, một công dân vô tội khác đã phải hàm oan, đó là ông Nguyễn Thanh Chấn.

Vậy mức án mà Lý Nguyễn Chung phải đối mặt sẽ ra sao?

Đối với vụ án của Lý Nguyễn Chung, mức hình phạt cụ thể ra sao thì còn phải qua quá trình xét xử thì mới có thể biết được. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 69 "Nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội", Điều 74 "Tù có thời hạn", Điều 75 "Tổng hợp hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội" của Bộ luật Hình sự, cũng như những thông tin về nhân thân của Lý Nguyễn Chung tại thời điểm thực hiện hành vi phạm tội thì có thể khẳng định mức hình phạt cao nhất dành cho Lý Nguyễn Chung là không quá 17 năm tù, nhưng có lẽ còn nhẹ hơn vì Chung ra đầu thú. Bất luận trong trường hợp nào thì mức hình phạt dành cho bị cáo Chung đều không quá 17 năm tù.

Xin cảm ơn ông!

Đức Kế

Xem thêm video clip : Bậy vào Lamborghini của đại gia và cái kết bất ngờ

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý