Xe buýt nhanh Hà Nội hết bị cảnh lấn làn nhờ dải phân cách cứng

mesu mesu @mesu

Xe buýt nhanh Hà Nội hết bị cảnh lấn làn nhờ dải phân cách cứng

(ĐSPL) Rạng sáng ngày 21/1,dải phân cách cứng phân làn đường dành riêng cho xe buýt nhanh BRT tại Hà Nội đã được lắp đặt tại khu vực nhà chờ trên phố Giảng Võ đến ngã tư Đê La Thành Láng Hạ

21/01/2017 08:48 PM
420

(ĐSPL) - Rạng sáng ngày 21/1, dải phân cách cứng phân làn đường dành riêng cho xe buýt nhanh BRT tại Hà Nội đã được lắp đặt xong tại khu vực nhà chờ trên phố Giảng Võ đến ngã tư Đê La Thành - Láng Hạ.

Xe buýt nhanh Hà Nội hết bị cảnh lấn làn nhờ dải phân cách cứng - Ảnh 1

Trên tuyến đường đã lắp dải phân cách cứng, xe buýt nhanh lưu thông qua lại có phần thuận tiện hơn. - Ảnh: Trung Khánh

Xe buýt nhanh Hà Nội hết bị cảnh lấn làn nhờ dải phân cách cứng - Ảnh 2

Mặc dù không phải giờ cao điểm nhưng phía làn đường dành cho các phương tiện cá nhân, tình trạng tắc đường vẫn xảy ra. - Ảnh: Trung Khánh

Xe buýt nhanh Hà Nội hết bị cảnh lấn làn nhờ dải phân cách cứng - Ảnh 3

Mật độ giao thông dày đặc tại ngã tư Giảng Võ - Đê La Thành. Ảnh: Trung Khánh

Xe buýt nhanh Hà Nội hết bị cảnh lấn làn nhờ dải phân cách cứng - Ảnh 4


Xe buýt nhanh Hà Nội hết bị cảnh lấn làn nhờ dải phân cách cứng - Ảnh 5

Tuy nhiên, tại một số đoạn đường có dải phân cách cứng vẫn lác đác xuất hiện tình trạng lấn làn. - Ảnh: Trung Khánh

Trước đó, xoay quanh việc lắp đặt dải phân cách cứng tại các điểm nhà chờ buýt nhanh BRT có nhiều ý kiến trái chiều. Có ý kiến cho rằng, dải phân cách cứng giúp xe buýt nhanh BRT không gặp trở ngại trên làn đường của mình, đây sẽ là bước đầu ưu tiên giao thông công cộng và từ đó người tham gia giao thông sẽ có ý thức hơn trong việc xây dựng văn minh đường phố.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến lại cho rằng việc lắp dải phân cách cứng sẽ khiến các phương tiện cá nhân gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là vào giờ cao điểm sẽ gây ùn tắc giao thông nghiêm trọng.

Dự án xe buýt nhanh BRT là một hợp phần nằm trong dự án phát triển giao thông đô thị Hà Nội được UBND Thành phố phê duyệt tại Quyết định số 1837/QĐ-UBND ngày 10/5/2007 và sử dụng vốn vay ODA của Ngân hàng Thế Giới. Dự án do Ban quản lý dự án đầu tư phát triển giao thông đô thị Hà Nội triển khai xây dựng.

Tuyến xe buýt nhanh Hanoi BRT có chiều dài khoảng 14,7 km, với 21 nhà chờ (12 nhà chờ 4m và 9 nhà chờ 5m), 1 trạm chung chuyển bến xe Kim Mã, 1 trạm đầu cuối Yên Nghĩa, 4 cầu đi bộ tiếp cận nhà chờ và 1 trạm sửa chữa, bảo dưỡng trong bến xe Yên Nghĩa. Tuyến sẽ sử dụng loại xe buýt 12m.

Từ ngày 1/1/2017, các phương tiện cố tình đi vào phần đường dành cho xe buýt nhanh BRT sẽ bị CSGT Hà Nội xử phạt theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính giao thông nếu người điều khiển ô tô chạy vào đường cấm, đường ngược chiều, chạy sai làn, trên vỉa hè từ 800.000 đồng đến 1,2 triệu đồng.

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý